Bước tới nội dung

Tống Liêm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tống Liêm
宋濂
Tên chữCảnh Liêm
Tên hiệuLong Môn Tử; Tiềm Khê; Ôn Thụ
Thụy hiệuVăn Hiến
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
String Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1310
Nơi sinh
Phố Giang
Quê quán
huyện Kim Hoa
Mất
Thụy hiệu
Văn Hiến
Ngày mất
String Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1381
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tống Văn Chiêu
Thân mẫu
Trần Hiền Thời
Phối ngẫu
Giả Chuyên
Hậu duệ
Tống Tụy, Tống Toản, Tống Toản
Học vấn
Học sinh
Phương Hiếu Nhụ
Nghề nghiệpnhà văn, họa sĩ, chính khách, nhà sử học, giáo viên, thư pháp gia, người uyên bác
Tôn giáoNho giáo
Quốc tịchnhà Minh
Tác phẩmNguyên sử
Tống Liêm
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Tống Liêm (chữ Hán: 宋濂, bính âm: Song Lian, 13101381) là nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn, nho sĩ, đại thần cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tự Cảnh Liêm, hiệu Tiềm Khê, Vô Tương Cư, Long Môn Tử, Huyền Chân Tử, người Phố Giang huyện Nghĩa Ô tỉnh Chiết Giang (nay thuộc thôn Tiềm Khê, Kim Hoa), từng giữ chức Hàn lâm, chủ biên bộ "Nguyên sử", sau vì gặp tai họa bị Minh Thái Tổ phạt đày ra đất Thục, mắc bệnh chết ở đó.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, từ nhỏ đã tinh thông Nho học, có học vấn tốt, từng học với các danh sĩ về cổ văn như Ngô Lai, Liễu Quán, Hoàng Tấn. Năm Chí Nguyên nguyên niên (năm 1335) đảm nhiệm việc dạy học tư thục, được Nguyên Thuận Đế bổ nhiệm làm Hàn lâm viện tu biên, nhưng ông từ chối vì lý do chăm sóc cha mẹ già yếu, sau sống ẩn cư, chuyên tâm vào nghiệp văn chương.

Năm Chí Chính thứ 20 (năm 1360), vì nghe danh tiếng cao xa của Tống Liêm, có ảnh hưởng lớn đến các thế lực phản loạn, nên Chu Nguyên Chương (Hồng Vũ Đế) thân hành đến tận nhà mời ông ra giúp, sau Chu Nguyên Chương thống nhất thiên hạ, kiến lập nhà Minh, phong cho ông là Giang Nam Nho học đề cử, chuyên giảng kinh điển Nho giáo cho Thái tử và định ra nhiều chế độ lễ nhạc cho nhà Minh. Năm Hồng Vũ thứ 2 (năm 1369), ông phụng mệnh Hoàng đế giữ chức chủ nhiệm việc biên soạn bộ Nguyên sử. làm quan tới chức Hàn lâm Học sĩ thừa chỉ, Tri chế cáo. Năm Hồng vũ thứ 10 (năm 1377) vì lý do tuổi già sức yếu, nên từ quan về quê nhà. Năm 1380, cháu là Tống Thận vì có dính líu đến vụ án Ngục Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương ra lệnh thảm sát cả nhà ông, sau được Hoàng hậu và Thái tử cứu giúp, ông may mắn thoát chết, nhưng đổi lại toàn bộ thành viên trong gia tộc bị xử tội lưu, đày đến Mậu Châu (nay thuộc huyện Mậu tỉnh Tứ Xuyên). Trên đường tới vùng giữa Quỳ Châu (nay thuộc huyện Phụng Tiết thành phố Trùng Khánh) và Mậu Châu thì mắc bệnh qua đời. Thụy hiệu là Văn Hiến.

Học trò của ông là học giả nổi tiếng Phương Hiếu Nhụ sống vào đầu thời Minh.

Có thuyết nói rằng do bài thơ mà ông dâng lên Hoàng đế vào năm Hồng Vũ thứ 4 có câu "tự cổ giới cầm hoang" lời lẽ câu thơ khiến Chu Nguyên Chương nổi giận, nên mới gặp phải tai họa như trên.

Địa vị văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Tống Liêm với Lưu Cơ, Cao Khởi được thiên hạ xưng tụng là ba nhà thơ văn lớn đầu thời Minh, trong Nho giáo, ông đảm nhiệm làm người thừa kế chính thống truyền thống của Nho giáo, để lại phương châm trong nhiều tác phẩm như "Tôn Kinh", "Phục Cổ" và là tấm gương điển hình về văn chương thời Đường, Tống. Trước tác của ông chủ yếu thuộc thể loại truyện kýtản văn, văn ông chất phác, giản dị. Lời văn ý nghĩa thâm sâu, dịu dàng, có nét đặc sắc riêng biệt. Chu Nguyên Chương từng bình luận về Tống Liêm qua câu "Khai Quốc Văn Thần Chi Đạo" (đạo của một văn thần khai quốc), Lưu Cơ tán dương ông là "văn chương đệ nhất đương đại", đám học giả đương thời gọi ông là "Thái Sử Công" (tức Tư Mã Thiên, tác giả bộ Sử ký). Trước tác mà ông để lại cho hậu thế bao gồm "Tống học sĩ toàn tập", "Phổ Dương nhân vật ký", "Hồng Vũ thánh chính ký".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]