Thành viên:Ngocdato3/nháp
Dự Án Cháy Chợ (Tiểu Thuyết)
[sửa | sửa mã nguồn]Giới thiệu tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]Dự Án Cháy Chợ[1] là một tiểu thuyết hiện thực được viết bởi nhà văn Trần Đạt Bạch Dương (sinh năm 1996), xuất bản bởi Công ty TNHH Xuất bản và Truyền thông BestBooks Việt Nam và Nhà Xuất Bản Văn Học vào năm 2023.
Dự Án Cháy Chợ là một tác phẩm văn học thuộc thể loại tiểu thuyết hiện thực có tính nhân văn sâu sắc và sự lồng ghép khéo léo giữa những yếu tố xã hội, tâm lý và đạo đức. Tác giả đã mô tả rất chi tiết và chân thực về cuộc sống trong khu chợ tự phát ở Quận 8, với những nhân vật và tình tiết đời thường đầy màu sắc. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận được những nỗi đau, hy vọng, niềm tin, và sự đấu tranh của những con người đang sống trong hoàn cảnh khó khăn, tội lỗi và bất công.
Việc tác giả đặc biệt chú trọng đến cảm xúc và tâm lý của các nhân vật đã khiến cho câu chuyện trở nên cảm động và sâu sắc hơn. Những tình tiết và diễn biến của câu chuyện cũng được xây dựng một cách hợp lý và có tính logic, không hề thiếu sót hay mơ hồ. Điều này giúp cho người đọc có thể hòa mình vào câu chuyện, đồng cảm với các nhân vật và cảm thấy rõ ràng về thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Tóm tắt nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Dự Án Cháy Chợ là một tiểu thuyết đa tuyến, được phân làm các chương chẵn lẻ và đan xen bởi các chương phụ. Câu chuyện kể về một mảng của cuộc sống hiện thực, ngay dưới những mái tôn và căn nhà tạm bợ. Đối lập với những điều ấy là một con người cao ngạo dần cảm thấy mình nhỏ bé trong xã hội phân tầng.
Kiên và Vũ là những người bạn, cùng sống nhờ nghề bảo kê và thu nợ tại một khu chợ tự phát ở quận 8 (TP HCM). Cuộc sống của họ không êm đẹp và đầy khuyết điểm, nhưng chứa đựng sự yêu thương và trách nhiệm của một gia đình. Vì vậy, họ buộc phải tìm cách bảo vệ gia đình mình khi bị những biến chuyển của thượng tầng dồn ép vào đường cùng.
Khác với họ, Đạt là một nhân vật được xây dựng theo tuýp người mộng mơ về một thế giới hiện đại và nghệ thuật. Chàng trai luôn cảm thấy cô đơn, vô cùng cao ngạo về tư chất của mình cũng như không gìn giữ những giá trị đáng có của tình thân.
Trong khi tìm hiểu về một bản thảo có tên “Cháy Chợ”, Đạt vô tình được tiếp xúc với Vũ và hiểu về thế giới của những người dưới cùng của xã hội. Thêm vào đó, nhận được lời mời của Vũ, Đạt từ từ nhúng mình vào những góc khuất cuộc sống trước giờ anh chưa từng trải qua.
Khu chợ nhất định phải bị cháy, các nhân vật đều đã đồng ý và “Dự Án Cháy Chợ” ra đời. Đến cuối cùng, khi mọi thứ của khu chợ đã trở thành tro bụi, liệu họ có trở nên tốt hơn hay đạt được mục đích của mình?
Trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]Dự Án Cháy Chợ có sử dụng những trích dẫn từ Kinh Thánh của Công Giáo để ngụ ý về những số phận và hàm ý dành cho người đọc cần có nhiều góc nhìn hơn về thế giới này. Trích dẫn được xem là tâm đắc của tác giả nằm ở Chương 3: Phường Thu Thuế và Đám Người Tội Lỗi.
Ra khỏi đó, Đức Giê-su thấy một người tên Ma-thi-ơ đang ngồi tại trạm thu thuế. Ngài bảo: “Hãy theo ta.” Người đứng dậy đi theo ngài.
Sau đó, khi Đức Giê-su đang ăn tại nhà, có nhiều người thu thuế và kẻ tội lỗi đến cùng ăn với Ngài và các môn đệ. Thấy thế, những người Pha-ri-si nói với môn đệ Ngài: “Tại sao Thầy của các anh ngồi ăn với phường thu thuế và đám người tội lỗi?”
Nghe thế, ngài đáp: “Người lành mạnh không cần bác sĩ, chỉ có người bệnh mới cần. Hãy đi và học cho hết ý nghĩa của câu này: ‘Ta yêu chuộng lòng thương xót hơn là vật tế lễ, vì ta đến không phải kêu gọi người công chính, nhưng gọi người tội lỗi.’”
Mt, 9:9 – 13.
Đây là một trích dẫn mở đầu cho toàn bộ góc nhìn của nhân vật Đạt trong câu chuyện và cũng là thời điểm nhân vật Đạt bắt đầu có móc nối với tất cả nhân vật khác.
Bìa và minh hoạ.
[sửa | sửa mã nguồn]Bìa của dự án cháy chợ mô tả một nhân vật nằm ở trên một tấm tôn, trôi nổi trên sông với những bàn tay đang ghì chặt và kéo xuống. Hình ảnh này được tác giả và hoạ sĩ cùng đồng ý vì nó khái quát được hầu hết số phận của những nhân vật trong tác phẩm. Cuộc đời của con người trôi nổi theo những dòng đã được định sẵn và mỗi khi họ cố gắng thoát khỏi những nghịch cảnh thì lại có nhiều thế lực hữu hình và vô hình nhấn họ xuống thêm một lần nữa.
Các minh hoạ chủ yếu dùng góc nhìn từ trên xuống, khớp với góc nhìn của nhân vật kể chuyện. Nhân vật kể chuyện (hoặc cũng có thể là người đọc) dành thời gian để nhìn ngắm và suy ngẫm về cuộc sống hiện tại của những nhân vật từ góc nhìn bên trên. Góc nhìn từ dưới lên của một số minh hoạ mô tả cho ước muốn thoát khỏi hoàn cảnh của những nhân vật.
Nhân vật
[sửa | sửa mã nguồn]Sau đây là khái quát về các nhân vật xuất hiện trong Dự Án Cháy Chợ:
Tuyến chính
[sửa | sửa mã nguồn]· Đạt: Nhân vật kể chuyện, xuất hiện trong những chương lẻ của tác phẩm. Nhân vật được tác giả sử dụng góc nhìn thứ nhất để thuật lại câu chuyện. Góc nhìn của nhân vật cũng tương ứng với góc nhìn của người đọc để người đọc, từng là người thật sự lạ lẫm với thế giới của những con người được gọi là “đầu đường xó chợ”, từ đó hiểu hơn, thương xót hơn và cảm thông hơn với số phận của họ.
· Kiên: Nhân vật đại diện cho những người chấp nhận sự trôi nổi của số phận. Anh là người cộc cằn, thô lỗ và bạo lực. Điều anh biết chỉ là bảo vệ gia đình chắp vá của mình. Anh không cần biết, cho dù có biết cũng không thể hiểu được cách thế giới này vận hành. Chỉ cần là người anh cần bảo vệ, anh nhất định sẽ bảo vệ đến cùng.
· Vũ: Nhân vật có sự toan tính và chu toàn, đại diện cho những người có ý chí vươn lên bằng tất cả sự ranh mãnh bản năng. Điều anh quan tâm là có thể bảo vệ được Kiên và Định, những người anh xem là gia đình.
Tuyến phụ
[sửa | sửa mã nguồn]· Giang: Số phận của một người con gái mỏng manh đáng thương trong sự ngặt nghèo của hoàn cảnh. Cô gái không muốn nhưng phải chấp nhận và một khi đã chấp nhận thì không thể thoát khỏi nghề làm đĩ. Một ngày cô biết mình có thai với người cô yêu, chuyện đó đã là một động lực để cô tìm cách thoát ra khỏi số phận này.
· Huấn: đại diện cho một niềm khát khao được vươn lên nhưng sự cô thế và hoàn cảnh không chỗ nương tựa đã bóp méo nhân cách của con người. Trong xuyên suốt câu chuyện, đây là nhân vật có lối suy nghĩ độc đáo và đáng thương nhất. Anh buộc bị gắn mác “Giu-đa ích-ca-ri-ốt” để bảo vệ bản thân mình.
· Định: Nhân vật móc nối giữa Đạt và những nhân vật khác, là em của Kiên nhưng tính cách trái ngược hoàn toàn.
Các nhân vật khác được nhắc đến
· Thanh: Nhân vật được xem là niềm cảm hứng của Đạt để viết lại câu chuyện.
· Dì Út: Dì của Kiên, người phụ nữ cam chịu số phận.
· Ông Năm: Hàng xóm của Kiên, người đàn ông già hào sảng.
· Ông Bảo: Sếp của Vũ và Huấn, người sắp đặt nền tảng cho tất cả sự kiện diễn ra.
· Bi Cô Lô: Người được Huấn xem là anh em và là người duy nhất đồng cảm với những hành động của Huấn.
- ^ Trần Đạt, Bạch Dương (2023). Dự Án Cháy Chợ. Vietnam: Nhà Xuất Bản Văn Học. ISBN 978-604-394-316-0.