Bước tới nội dung

Thymin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thymin
Danh pháp IUPAC5-Methylpyrimidine-2,4(1H,3H)-dione
Tên khác5-methyluracil
Nhận dạng
Số CAS65-71-4
PubChem1135
MeSHThymine
ChEBI17821
ChEMBL993
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Cc1c[nH]c(=O)[nH]c1=O

InChI
đầy đủ
  • 1/C5H6N2O2/c1-3-2-6-5(9)7-4(3)8/h2H,1H3,(H2,6,7,8,9)
UNIIQR26YLT7LT
Thuộc tính
Khối lượng riêng1,23 g/cm−3 (calculated)
Điểm nóng chảy 316 đến 317 °C (589 đến 590 K; 601 đến 603 °F)
Điểm sôi 335 °C (608 K; 635 °F) (phân hủy)
Độ axit (pKa)9,7
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)
Đối với loại vitamin có tên gọi gần giống, xem Thiamin.

Thymin (ký hiệu T hoặc Thy), còn gọi là 5-methyluracil hay timin,[1] là tên của một base nitơ thuộc nhóm pyrimidin với công thức hóa học là C5H6N2O2. Đây là một trong bốn base nitơ trong acid nucleic của DNA, cùng với adenin (A), guanin (G) và cytosin (C). Trong DNA, thymin gắn với adenin qua hai liên kết hydro giúp cho cấu trúc của DNA được giữ ổn định, còn trong RNA, thymin được thay thế bằng base nitơ uracil.

Thymin kết hợp với deoxyribose tạo nên nucleoside deoxythymidin, cũng đồng nghĩa với thuật ngữ thymidin. Thymidin có thể được phosphoryl hóa với một, hai hoặc ba nhóm phosphat, tạo nên lần lượt TMP, TDP và TTP (thymidin mono-, di- và triphosphat).

Tên thymin bắt nguồn từ từ thymus, có nghĩa là tuyến ức, do base nitơ này được Albrecht Kossel và Albert Neumann phân lập lần đầu tiên vào năm 1893 từ tuyến ức của .[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đái Duy Ban (2005). Hóa sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  2. ^ Hofreiter, Michael; Serre, David; Poinar, Henrik N.; Kuch, Melanie; Pääbo, Svante (1 tháng 5 năm 2001). “Ancient DNA”. Nature Reviews Genetics. 2 (5): 353–359. doi:10.1038/35072071. PMID 11331901. S2CID 205016024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]