U-5 (tàu ngầm Đức) (1935)
Tàu ngầm chị em U-1
| |
Lịch sử | |
---|---|
Đức Quốc Xã | |
Tên gọi | U-5 |
Đặt hàng | 2 tháng 2, 1935 [1] |
Xưởng đóng tàu | Deutsche Werke, Kiel [2] |
Kinh phí | 1.500.000 Reichsmark |
Số hiệu xưởng đóng tàu | 240 [2] |
Đặt lườn | 11 tháng 2, 1935 [2] |
Hạ thủy | 14 tháng 8, 1935 [2] |
Nhập biên chế | 21 tháng 8, 1935 [2] |
Xóa đăng bạ | 1 tháng 8, 1944 |
Số phận | Đắm do tai nạn khi lặn về phía Tây Pillau, 19 tháng 3, 1943 [3] |
Đặc điểm khái quát | |
Lớp tàu | Tàu ngầm duyên hải Type IIA |
Trọng tải choán nước | |
Chiều dài |
|
Sườn ngang |
|
Chiều cao | 8,60 m (28 ft 3 in) |
Mớn nước | 3,83 m (12 ft 7 in) |
Công suất lắp đặt |
|
Động cơ đẩy |
|
Tốc độ |
|
Tầm xa |
|
Độ sâu thử nghiệm | 80 m (260 ft) |
Thủy thủ đoàn tối đa | 3 sĩ quan, 22 thủy thủ |
Vũ khí |
|
Lịch sử phục vụ | |
Một phần của: |
|
Mã nhận diện: | M 27 527 |
Chỉ huy: |
|
Chiến dịch: |
|
Chiến thắng: | Không |
U-5 là một tàu ngầm duyên hải Lớp Type II được Hải quân Đức Quốc Xã chế tạo trước Chiến tranh Thế giới thứ hai sau khi bãi bỏ những điều khoản của Hiệp ước Versailles vốn cấm Đức sở hữu tàu ngầm. Những tàu ngầm Type II vốn quá nhỏ để có thể tiến hành các chiến dịch cách xa căn cứ nhà, nên U-5 đã đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức. Được huy động do tình trạng thiếu hụt tàu ngầm sau khi xung đột bùng nổ, nó thực hiện hai chuyến tuần tra trong năm 1940 trước khi quay lại vai trò huấn luyện tại khu vực biển Baltic. U-5 bị mất do tai nạn đang khi lặn về phía Tây Pillau vào ngày 19 tháng 3, 1943.
Thiết kế và chế tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Tàu ngầm Type II được thiết kế dựa theo kiểu tàu ngầm CV-707, vốn được thiết kế bởi công ty Hà Lan NV Ingenieurskantoor voor Scheepsbouw Den Haag (I.v.S),[Ghi chú 1] Chúng có trọng lượng choán nước 254 t (250 tấn Anh) khi nổi và 303 t (298 tấn Anh) khi lặn); tuy nhiên tải trọng tiêu chuẩn được công bố chỉ có 250 tấn Anh (254 t).[5] Chúng có chiều dài chung 40,90 m (134 ft 2 in), lớp vỏ trong chịu áp lực dài 27,80 m (91 ft 2 in), mạn tàu rộng 4,08 m (13 ft 5 in), chiều cao 8,60 m (28 ft 3 in) và mớn nước 3,83 m (12 ft 7 in).[5]
Chúng trang bị hai động cơ diesel MWM RS 127 S 6-xy lanh 4 thì công suất 700 mã lực mét (510 kW; 690 shp) để đi đường trường và hai động cơ/máy phát điện Siemens-Schuckert PG VV 322/36 tổng công suất 360 mã lực mét (260 kW; 360 shp) để lặn, hai trục chân vịt và hai chân vịt đường kính 0,85 m (3 ft). Các con tàu có thể lặn đến độ sâu 80–150 m (260–490 ft). Chúng đạt được tốc độ tối đa 13 kn (24 km/h) trên mặt nước và 6,9 kn (12,8 km/h) khi lặn, với tầm hoạt động tối đa 1.600 nmi (3.000 km) khi đi tốc độ đường trường 8 kn (15 km/h), và 35 nmi (65 km) ở tốc độ 4 kn (7,4 km/h) khi lặn.[5]
Vũ khí trang bị bao gồm ba ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21 in) trước mũi, mang theo tổng cộng năm quả ngư lôi hoặc cho đến 12 quả thủy lôi TMA. Một pháo phòng không 2 cm (0,79 in) cũng được trang bị trên boong tàu. Thủy thủ đoàn bao gồm 25 sĩ quan và thủy thủ.[5]
U-5 được đặt hàng vào ngày 2 tháng 2, 1935.[1] Nó được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Deutsche Werke tại Kiel vào ngày 11 tháng 2, 1935,[2] hạ thủy vào ngày 14 tháng 8, 1935[2] và nhập biên chế cùng Hải quân Đức Quốc Xã vào ngày 21 tháng 8, 1935[2] dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Trung úy Hải quân Rolf Dau.[3][6]
Lịch sử hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Do tầm xa hoạt động ngắn, U-5 chỉ đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức trong biển Baltic trước Thế Chiến II. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt tàu ngầm sau khi xung đột bùng nổ, nó được huy động vào tác chiến và thực hiện được hai chuyến tuần tra trong chiến tranh. Con tàu được điều về Chi hạm đội U-boat 21 từ ngày 1 tháng 7, 1940 để tiếp tục nhiệm vụ huấn luyện.[3]
Vào ngày 19 tháng 3, 1943, đang khi thực hành lặn, U-5 bị đắm do tai nạn tại vị trí về phía Tây Pillau[7][3] (nay là Baltiysk, thuộc tỉnh Kaliningrad, Liên bang Nga), tại tọa độ 54°40′B 19°45′Đ / 54,667°B 19,75°Đ. 16 người trong tổng số 37 thành viên thủy thủ đoàn đã được cứu vớt qua tai nạn này.[8][3]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ I.v.S là một công ty bình phong được Đức dựng nên sau Thế Chiến I nhằm duy trì và tiếp tục phát triển kỹ thuật tàu ngầm Đức và cũng để lách khỏi những hạn chế mà Hiệp ước Versailles áp đặt.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Busch & Röll 1999a, tr. 15.
- ^ a b c d e f g h Rössler 1979, tr. 99.
- ^ a b c d e Helgason, Guðmundur. “The Type IIA U-boat U-5”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2024.
- ^ Busch & Röll 1999a, tr. 283.
- ^ a b c d Gröner 1991, tr. 39–40.
- ^ Busch & Röll 1999b, tr. 283.
- ^ Kemp 1999, tr. 107.
- ^ Busch & Röll 1999b, tr. 85.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Blair, Clay (1996). Hitler's U-Boat War: The Hunters, 1939-1942. ISBN 0394588398.
- Busch, Rainer; Röll, Hans-Joachim (1999). German U-boat commanders of World War II : a biographical dictionary. Brooks, Geoffrey biên dịch. London, Annapolis, Maryland: Greenhill Books, Naval Institute Press. ISBN 1-55750-186-6.
- Busch, Rainer; Röll, Hans-Joachim (1999). Deutsche U-Boot-Verluste von September 1939 bis Mai 1945 [German U-boat losses from September 1939 to May 1945]. Der U-Boot-Krieg (bằng tiếng Đức). IV. Hamburg, Berlin, Bonn: Mittler. ISBN 3-8132-0514-2.
- Gröner, Erich; Jung, Dieter; Maass, Martin (1991). U-boats and Mine Warfare Vessels. German Warships 1815–1945. 2. Thomas, Keith; Magowan, Rachel biên dịch. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-593-4.
- Kemp, Paul (1999). U-Boats Destroyed - German Submarine Losses in the World Wars. London: Arms & Armour. ISBN 1-85409-515-3.
- Rössler, Eberhard (1979). Die deutschen U-Boote und ihre Werften: eine Bilddokumentation über den deutschen U-Bootbau; in zwei Bänden (bằng tiếng Đức). I. Munich: Bernard & Graefe. ISBN 3-7637-5213-7.
- Sharpe, Peter (1998). U-Boat Fact File. Great Britain: Midland Publishing. ISBN 1-85780-072-9.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Helgason, Guðmundur. “The Type IIA boat U5”. German U-boats of WWII - uboat.net. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2014.
- Hofmann, Markus. “U 5”. Deutsche U-Boote 1935-1945 - u-boot-archiv.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2015.