Academia.eduAcademia.edu

Câu hỏi- Đáp án

"-Giấy phép xây dựng mới -Giấy phép sữa chữa, cải tạo.

1. Có những loại giấy phép xây dựng nào ? Theo Khoản 3, Điều 89: “- Giấy phép xây dựng mới - Giấy phép sữa chữa, cải tạo. - Giấy phép di dời công trình.” 2. Nội dung của giấy phép xây dựng gồm những gì ? Điều 90 có quy định: “1. Tên công trình thuộc dự án. 2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư. 3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến. 4. Loại, cấp công trình xây dựng. 5. Cốt xây dựng công trình. 6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. 7. Mật độ xây dựng (nếu có). 8. Hệ số sử dụng đất (nếu có). 9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình. 10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.” 3. Giấy phép xây dựng có thời hạn bao nhiêu lâu ? - Khoản 10, Điều 90 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định: “Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng”. - Đồng thời theo khoản 1, Điều 99 Luật Xây dựng, “ Trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hiệu lực khởi công xây dựng, nếu công trình chưa được khởi công thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn tối đa 2 lần. Thời gian gia hạn mỗi lần là 12 tháng. Khi hết thời gian gia hạn giấy phép xây dựng mà chưa khởi công xây dựng thì chủ đầu tư phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng mới”. 4. Chỉ xây nhà ở thôi thì có cần xin giấy phép xây dựng hay không ? - Trường hợp 1: Theo điều 89, khoản 2 có quy định : “ Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử- văn hóa” thì được miễn giấy phép xây dựng. - Trường hợp 2: đối với nhà ở trong đô thị. Điều 103, khoản 2: “ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II;…”. Điều 103, khoản 3: “ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình xây dựng quy định tải khoản 1 và khoản 2 Điều này. 5. Công trình yêu cầu có giấy phép xây dựng mà ta xây dựng mà không xin giấy phép thì bị xử phạt như thế nào ? Sẽ bị xử phạt hình chính, phạt tiền , tùy vào mức độ nghiêm trọng mà có mức độ xử phạt khác nhau. Chi tiết cụ thể tham khảo Nghị định 121/2013/NĐ-CP. 6. Sau khi đã hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng mà cơ quan thẩm quyền không có hồi đáp sau thời gian rất lâu thì phải làm sao ? Khoản 4, Điều 102 có quy định rõ: “ 4. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan có thẩm quyền không trả lời thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.” 7. Trong trường hợp đất của người dân rơi vào tình trạng “ quy hoạch treo”, “ dự án treo”, không được cấp giấy phép xây dựng thì có biện pháp gì để có thể xây dựng hay không ? Chúng ta có thể xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, được giải thích là “giấy phép được cấp để xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo thời hạn thực hiện quy hoạch xây dựng”.  Khoản 1, Điều 94, Luật Xây Dựng: “ Điều 94. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn 1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm: a) Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt; c) Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế phá dỡ.” 8. Ngoài giấy phép xây dựng ra thì còn cần gì nữa không trước khi khởi công xây dựng công trình ? “Điều 107. Điều kiện khởi công xây dựng công trình 1. Việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: a) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng; b) Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này; c) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ; d) Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn; đ) Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình; e) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng. 2. Việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.” 9. Công trình tạm là gì ? Xây dựng công trình tạm có cần giấy phép xây dựng hay không ? Việc xây dựng công trình tạm được miễn giấy phép xây dựng. “ Điều 131. Xây dựng công trình tạm 1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng để phục vụ thi công xây dựng công trình chính. 2. Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm theo thiết kế, dự toán xây dựng được duyệt. 3. Công trình xây dựng tạm phải được dỡ bỏ khi đưa công trình chính của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.”