Bai Tap - RRKT - GV

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

NTTH- bài tập RRKT- 2021

Bài tập kiểm toán: Đánh giá & đối phó rủi ro kiểm toán
Bài 1:
Anh/chị đang lập kế hoạch kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x0 của Công ty cổ phần
Trần Gia, một doanh nghiệp chuyên phân phối các thiết bị gia dụng cho các hãng nước ngoài. Năm
20x0 là một năm khó khăn cho cho lĩnh vực kinh doanh này vì nhiều hãng nước ngoài lớn đã tự thiết
lập hệ thống phân phối của mình. Mặt khác, giá đầu vào tăng nhưng giá bán không tăng được đã đẩy
một số công ty trong ngành vào tình trạng thua lỗ. Giám đốc Trần Gia cho biết để giữ vững doanh thu,
ông đã phải tăng chiết khấu cho các cửa hàng bán lẻ và chấp nhận cho họ thanh toán chậm hơn. Các
đợt quảng cáo trên truyền hình đã được đẩy mạnh để người tiêu dùng biết nhiều hơn đến những sản
phẩm mới của công ty. Mặt thuận lợi của công ty là sử dụng vốn vay rất ít nên không phải đối phó với
lãi suất. Công ty không tham gia các hoạt động đầu tư tài chính.
Các số liệu kiểm toán viên thu thập được như sau: (đơn vị: tỷ đồng)
Năm trước Năm nay
Doanh thu 620 680
Giá vốn hàng bán 560 615
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 24 28
Hàng tồn kho 120 155
Nợ phải thu khách hàng 104 220
Yêu cầu:
a.Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong báo cáo tài chính của công ty Trần Gia căn cứ vào các thông tin có
được của đề bài. Giải thích.
b.Cho biết các thủ tục kiểm toán quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong cuộc kiểm toán căn cứ
vào kết quả của câu a.
Gợi ý:
A.Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong báo cáo tài chính của công ty Trần Gia căn cứ vào các thông tin có
được của đề bài.
1. Giá vốn hàng bán bị khai thiếu.
Giải thích: Mặc dù giá bán không đổi và giá đầu vào tăng (do tỷ giá) nhưng tỷ lệ lãi gộp giảm không
đáng kể (từ 9,7% giảm còn 9,6%).
(cũng có thể chứng minh bằng cách nêu doanh thu tăng 9,7% trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng
9,8%).
2. Chi phí hoạt động (bao gồm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) bị khai thiếu.
Giải thích: Do tình hình chiết khấu cho các đại lý tăng lên và chi phí quảng cáo lớn, kiểm toán viên dự
đoán tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ lãi gộp giảm xuống
1
NTTH- bài tập RRKT- 2021

từ 9,7% còn 9,6% thì tỷ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu lại tăng lên từ 3,9% lên
4,1%, điều này có nghĩa là chi phí hoạt động giảm từ 5,7% doanh thu xuống chỉ còn 5,4% doanh thu
(Trần Gia không sử dụng vốn vay và không tham gia các hoạt động đầu tư tài chính nên doanh thu và
chi phí tài chính không đáng kể).
( cũng có thể tính tổng chi phí hoạt động năm nay bằng cách trừ lãi gộp cho lãi thuần từ hoạt động kinh
doanh vì Trần Gia không sử dụng vốn vay và không tham gia các hoạt động đầu tư tài chính nên doanh
thu và chi phí tài chính không đáng kể). Kết quả là 37 tỷ chỉ tăng 1 tỷ so với năm trước trong khi các
chi phí chiết khấu và quảng cáo tăng lên rất nhiều).
3. Nợ phải thu có khả năng không được lập dự phòng đầy đủ.
Giải thích: Doanh nghiệp tăng thời gian bán chịu lên 1,5 lần sẽ làm số vòng quay nợ phải thu giảm 1,5
lần là hợp lý. Tuy nhiên, báo cáo tài chính cho thấy số vòng quay nợ phải thu giảm đến 2 lần. Điều này
cho thấy có nợ chậm lưu chuyển và doanh nghiệp có khả năng chưa lập dự phòng cho các khoản này.
(có thể giải thích bằng cách so sánh tốc độ tăng trưởng của doanh thu so với tốc độ tăng trưởng của nợ
phải thu)
4. Hàng tồn kho có khả năng không được lập dự phòng đầy đủ
Giải thích: Số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh từ 4,7 vòng/năm còn 4 vòng/năm cho thấy có hàng
tồn kho chậm lưu chuyển.
( cũng có thể giải thích bằng cách so sánh tốc độ tăng doanh thu 9,7% với tốc độ tăng hàng tồn kho
29,2%)
5. Doanh thu được ghi nhận trước cùng với nợ phải thu tăng lên.
Giải thích: Giải thích tương tự như rủi ro thứ 3
(cũng có thể giải thích sự giảm sút mạnh của số vòng quay nợ phải thu theo một hướng khác. Đó là
tình huống doanh nghiệp khóa sổ trễ nghiệp vụ bán hàng để ghi nhận một số khoản phải thu năm sau
vào năm nay. Lúc này doanh thu và nợ phải thu cùng tăng lên một lượng. Số vòng quay nợ phải thu là
một số lớn hơn 1 nên khi tử số và mẫu số cùng tăng một lượng, phân số sẽ giảm xuống).
b.Cho biết các thủ tục kiểm toán quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong cuộc kiểm toán căn cứ
vào kết quả của câu a

Rủi ro thứ 1:
-Tham gia kiểm kê hàng tồn kho

2
NTTH- bài tập RRKT- 2021

-Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ xuất hàng hóa


-Kiểm tra việc tính giá hàng hóa xuất kho
Rủi ro thứ 2:
-Phân tích kết cấu chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí bán hàng.
-Xem xét hợp đồng quảng cáo để kiểm tra việc ghi nhận chi phí quảng cáo có đầy đủ không.
-Xem xét việc ghi nhận các khoản chiết khấu cho đại lý.
Rủi ro thứ 3:
-Xem xét và thảo luận với đơn vị về các khoản phải thu quá hạn
-Xem xét tình hình thu hồi nợ vào đầu năm sau
Rủi ro thứ 4:
-Trong quá trình kiểm kê, chú ý về tình trạng hàng tồn kho.
-Xem xét tình hình bán hàng vào đầu năm sau.
-Thảo luận với đơn vị về tình trạng hàng tồn kho lỗi thời hoặc kém phẩm chất.
Rủi ro thứ 5:
Xem xét việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng.
Bài 2
Anh/chị đang lập kế hoạch kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x3 của Công ty cổ phần
Hải Châu, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo. Các khóa học do công ty mở nhắm
đến các nhà quản lý cấp trung của các công ty lớn thường kéo dài từ 9 tháng đến 15 tháng dựa trên các
chương trình nước ngoài do đối tác nước ngoài cấp bằng, với chi phí phải trả cho đối tác nước ngoài là
30% học phí.
Học viên có thể trả tiền trước toàn bộ hoặc trả một nửa vào đầu khóa và phần còn lại vào giữa khóa.
Chi phí chủ yếu của công ty là tiền trả cho giảng viên vào cuối môn học, tiền thuê nhà trả hàng quý và
tiền trả cho đối tác nước ngoài trả khi cấp bằng cho học viên. Công ty không phải sử dụng vốn vay
ngân hàng vì tiền học phí trả trước của học viên khá đồi dào. Các khóa học được mở khi có đủ 30 học
viên đăng ký. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là các thiết bị giảng dạy như máy tính, đèn chiếu
được đầu tư ngay từ khi thành lập.
Công ty đã hoạt động được 3 năm nhưng đây là năm đầu tiên công ty được kiểm toán theo yêu cầu của
các cổ đông. Đây cũng là năm công ty mở được rất nhiều khóa học mới do uy tín có được từ các năm
qua. Ban Giám đốc công ty là các nhà giáo dục có uy tín và đội ngũ kế toán phần lớn có kinh nghiệm
lâu năm trong kế toán tại các trường đại học công lập.
Số liệu kiểm toán viên thu thập sơ bộ như sau: (đơn vị triệu đồng)

3
NTTH- bài tập RRKT- 2021

20x1 20x2 20x3


Doanh thu 12200 11300 17300
Lợi nhuận trước thuế 3200 1200 5430
Tiền 4300 2400 4200
Đầu tư ngắn hạn 5200 7200 8400
Nợ phải thu 200 320 420
Tài sản cố định (nguyên giá) 3600 3600 3600
Hao mòn lũy kế (200) (400) (600)
Cộng tài sản 13100 13120 16020
Phải trả người bán * 600 700 800
Vốn đầu tư chủ sở hữu 4400 4400 4400
Lợi nhuận chưa phân phối 6100 6020 8820
Cộng nguồn vốn 13100 13120 16020
(*) Chỉ bao gồm tiền thuê nhà phải trả
Yêu cầu
a. Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong báo cáo tài chính của công ty Hải Châu căn cứ vào các thông
tin có được của đề bài. Giải thích.
b. Cho biết các thủ tục kiểm toán quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong cuộc kiểm toán
căn cứ vào kết quả của câu a.
Gợi ý:
a. Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong các khoản mục của báo cáo tài chính của công ty Hải Châu
căn cứ vào các thông tin có được của đề bài.
-Rủi ro 1: Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu theo số tiền thực thu thay vì theo cơ sở dồn tích. Điều này
dẫn đến doanh thu không đúng và các khoản doanh thu nhận trước không được phản ảnh.
Giải thích: Lãnh đạo và đội ngũ kế toán của công ty có nguồn gốc từ các trường công lập, không quen
với cơ sở dồn tích. Đặc điểm của công ty là các khóa học kéo dài và thu tiền trước. Doanh thu giảm bất
thường năm 20x2 và tăng bất thường vào năm 20x3 khi có rất nhiều khóa học được mở ra.
-Rủi ro 2: Một số chi phí được ghi nhận không theo cơ sở dồn tích, đặc biệt là chi phí phải trả cho đối
tác nước ngoài và tiền giảng phải trả cho giảng viên. Điều này dẫn đến chi phí phản ảnh không đúng và
thiếu các khoản chi phí phải trả.
Giải thích: Ngoài nguyên nhân lãnh đạo và đội ngũ kế toán của công ty không quen với cơ sở dồn tích
như đã nói ở trên, các dấu hiệu là chi phí năm 20x2 tăng cao trong khi doanh thu giảm, sang năm 20x3
ngược lại, doanh thu tăng mạnh nhưng chi phí chỉ tăng rất ít. Khoản mục nợ phải trả chỉ bao gồm tiền
thuê nhà dồn tích, không thấy chi phí phải trả cho đối tác nước ngoài và tiền phải trả cho giảng viên.
-Rủi ro 3: Khấu hao TSCĐ không phản ảnh được thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
4
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Giải thích: Với thông tin đầu bài về tình hình đầu tư TSCĐ và số liệu TSCĐ có thể ước tính khấu hao
hàng năm là 200, tỷ lệ khấu hao 5,6% trong khi hầu hết TSCĐ của công ty là các thiết bị văn phòng có
thời gian sử dụng ngắn.
-Rủi ro 4: Các nghiệp vụ về thuế hoãn lại không được ghi nhận ảnh hưởng đến cả lợi nhuận sau thuế và
tài sản thuế hoãn lại/thuế hoãn lại phải trả.
Giải thích: Do đặc điểm lĩnh vực đào tạo, các khoản doanh thu và chi phí ghi nhận theo kế toán có thể
khác biệt với quy định của thuế.
-Rủi ro 5: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có thể không được lập dự phòng giảm giá hoặc phân
loại thích hợp.
Giải thích: Công ty dành một phần tiền khá lớn đầu tư tài chính ngắn hạn và tăng dần do lượng tiền gia
tăng. Không có dự phòng cho các khoản này.
-Rủi ro 6: Số dư đầu năm tiềm ẩn sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ này.
Giải thích: Do lần đầu tiên được kiểm toán và những rủi ro được phân tích trên, báo cáo tài chính kỳ
này sẽ chịu ảnh hưởng trọng yếu do các sai sót kỳ trước.
b.Cho biết các thủ tục kiểm toán quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong cuộc kiểm toán căn cứ
vào kết quả của câu a
Dựa trên danh sách học viên của các khóa học, kiểm tra việc ghi nhận doanh thu học phí có đảm bảo
nguyên tắc dồn tích hay không.
- Kiểm tra chi phí phải trả cho đối tác nước ngoài và chi phí giảng viên có đảm bảo
nguyên tắc dồn tích hay không.
- Kiểm tra việc quyết toán từng khóa học để xem các chi phí có được điều chỉnh thích
hợp không (thí dụ, học viên đóng tiền nhưng bỏ học hoặc không đủ điều kiện cấp bằng).
- Kiểm tra và thảo luận với Ban giám đốc về chính sách khấu hao TSCĐ và các đánh giá
về thời gian hữu dụng của TSCĐ.
- Kiểm tra các khoản đầu tư ngắn hạn có cần phải lập dự phòng giảm giá hay không.
- Xem xét những khác biệt giữa yêu cầu kế toán và yêu cầu về thuế để xác định các
nghiệp vụ về thuê thu nhập hoãn lại.
- Kiểm tra số dư đầu năm của báo cáo tài chính và tiến hành các điều chỉnh hồi tố cũng
như yêu cầu thuyết minh thích hợp đối với tất cả các khoản sai sót.
Bài 3:
Kiểm toán viên Hùng đang lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của công ty Rồng Xanh
cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x1. Công ty Rồng Xanh chuyên thu mua tôm từ nông dân, chế

5
NTTH- bài tập RRKT- 2021

biến (bóc vỏ, lột đầu, cắt tỉa…) và xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các nhà phân phối cho các thị
trường Hoa Kỳ, Nhật bản và châu Âu. Mỗi nhà phân phối thường có yêu cầu riêng về kích cỡ tôm,
cách chế biến và đông lạnh rất khác nhau. Bao bì cũng phải đặt theo mẫu mã của nhà phân phối. Trong
hai năm trở lại đây, do một số nhà sản xuất trong nước cung cấp tôm không đạt yêu cầu, các nhà phân
phối kiểm tra rất nghiêm ngặt và trả lại các lô hàng kém chất lượng.
Thông thường, công ty mua tôm vào dựa trên đơn hàng ký 6 tháng một lần với các nhà phân phối nước
ngoài. Tuy nhiên, do đặc điểm mùa vụ, khi chưa có hợp đồng, công ty vẫn mua tôm, sơ chế và đóng
bao bì tạm để dự trữ. Khi có hợp đồng, số tôm này được tái chế lại theo yêu cầu của khách và đóng bao
bì mới theo quy cách của khách hàng. Giá tôm mua vào hoặc bán ra có chênh lệch lớn theo kích cỡ
(loại nhỏ nhất có giá chỉ bằng 1/10 loại lớn nhất), theo chủng loại tôm (giá tôm sú cao hơn nhiều so với
các loại tôm khác).
Quá trình chế biến tôm được tiến hành theo những quy định chặt chẽ về vệ sinh thực phẩm. Các sản
phẩm không đạt yêu cầu được loại ngay trên dây chuyền hoặc trong khâu kiểm tra sau cùng. Hàng sản
xuất xong được lưu trữ trong kho lạnh với thời gian cho phép là 24 tháng. Kho được thiết kế liền kề
với nhà máy để thuận tiện cho quá trình nhập kho và bảo quản thành phẩm, do đó thuộc quyền quản lý
của giám đốc nhà máy.
Yêu cầu:
a. Anh/chị hãy nêu những rủi ro kinh doanh có thể dẫn đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát có thể
có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho của công ty?
b. Để có thể đánh giá rủi ro thấp xuống, kiểm toán viên Hùng tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
của doanh nghiệp đối với hàng tồn kho. Theo anh/chị, đối với từng rủi ro kể trên, những thủ tục kiểm
soát nào có thể làm hạn chế rủi ro sai lệch của hàng tồn kho. Nêu ít nhất 2 thủ tục kiểm soát cho một
rủi ro. Các rủi ro khác nhau có thể có thủ tục kiểm soát giống nhau.
Gợi ý:
a.Nêu những rủi ro tiềm tàng và kiểm soát có thể có liên quan đến khoản mục hàng tồn kho của công
ty?
- Sản phẩm có quá nhiều quy cách nên dễ nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép hàng tồn kho. Giữa
các sản phẩm có độ chênh lệch lớn về giá cả nên nếu sai sót sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài
chính.
- Sản phẩm tươi sống, có thời hạn, phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về quy cách, chất lượng
nên khả năng hàng tồn kho bị mất phẩm chất hoặc không bán được do không đáp ứng yêu cầu của
khách hàng tăng lên.

6
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Việc thu mua trước khi có hợp đồng có thể dẫn đến tình trạng có những sản phẩm không có
khách hàng tiêu thụ, hàng hóa sẽ mất phẩm chất vì dự trữ quá lâu.
- Phụ phẩm thu hồi trong quá trình chế biến nằm ở nhiều dạng và có giá trị nên xuất hiện khả
năng bị thất thoát hoặc bỏ sót trong quá trình ghi chép.
- Kho thuộc quyền kiểm soát của giám đốc nhà máy, có sự kiêm nhiệm giữa chức năng sản xuất
và chức năng kho.
b.Những thủ tục kiểm soát có thể làm hạn chế rủi ro sai lệch của hàng tồn kho.
Rủi ro 1:
- Đơn vị cần có một hệ thống mã sản phẩm đầy đủ và được kiểm soát chặt chẽ để tránh nhầm
lẫn.
- Hệ thống sổ sách kế toán và thống kê kho phải được thiết kế và vận hành tốt.
- Thường xuyên đối chiếu giữa số liệu kế toán và thống kê kho.
- Kiểm kê được thực hiện nghiêm túc ít nhất là mỗi năm một lần.
Rủi ro 2:
- Khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho phải được thực hiện chặt chẽ.
- Ngày sản xuất và hạn sử dụng phải được ghi rõ và dễ thấy trên bao bì.
- Hàng hóa phải được sắp xếp khoa học để có thể đảm bảo nguyên tắc hàng vào trước phải được
ưu tiên xuất trước.
- Các hàng hóa đã quá hạn phải được tách ra và theo dõi riêng cho đến khi xử lý.
Rủi ro 3:
- Việc thu mua cho dự trữ cần được xét duyệt bởi người có thẩm quyền trên cơ sở kế hoạch kinh
doanh và dự đoán thị trường.
- Các sản phẩm sản xuất không theo đơn hàng cần được theo dõi riêng để có thể xác định được
tình trạng của loại sản phẩm này.
- Báo cáo định kỳ về tình trạng của loại sản phẩm này bao gồm quy cách, số lượng và số ngày
lưu kho.
Rủi ro 4:
- Có quy định rõ về nhập kho các phụ phẩm thu hồi trong quá trình sản xuất.
- Các phụ phẩm thu hồi được theo dõi trên sổ sách như một loại hàng tồn kho và các khoản tiền
bán được phải ghi nhận trên sổ sách.
- Có định mức nguyên liệu rõ ràng trong đó xác định từ một tấn nguyên liệu sẽ có bao nhiêu sản
phẩm và phụ phẩm thu hồi.

7
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Thường xuyên đối chiếu giữa số liệu định mức và số liệu thực tế, giải thích các chênh lệch.
- Kiểm kê cần được thực hiện tại nhà máy định kỳ.
Rủi ro 5:
- Có định mức nguyên liệu rõ ràng trong đó xác định từ một tấn nguyên liệu sẽ có bao nhiêu sản
phẩm và phụ phẩm thu hồi.
- Thường xuyên đối chiếu giữa số liệu định mức và số liệu thực tế, giải thích các chênh lệch.
- Kiểm kê cần được thực hiện đồng thời cả tại kho và tại nhà máy.
Bài 4
“Năm nay tình hình kinh doanh của công ty thật tuyệt vời”, ông Hòa - Giám đốc điều hành của công ty
Bảo Hòa thông báo khi anh/chị đến gặp ông để chuẩn bị kiểm toán báo cáo tài chính năm 20x1. “Các
tỷ số cho thấy doanh thu tăng trưởng 20% trong khi các đơn vị trong ngành chỉ giữ nguyên hoặc tăng
trưởng tối đa 5%. Tài sản của công ty cũng tăng trưởng mạnh với mức 30% và các tỷ số về nợ phải trả
vẫn giữ nguyên nhờ vốn chủ sở hữu tăng lên mạnh mẽ”.
“Nhưng cũng có vài chỉ số chưa tốt lắm”, ông Hòa cho biết. “Đó là trong năm công ty không có đầu tư
mua sắm mới tài sản cố định. Nguyên nhân là kế hoạch tăng vốn chưa được thông qua nên trong kỳ
chưa có nguồn để mua sắm đầu tư mới. Công ty đang tiến hành các thủ tục để kêu gọi thêm nhiều nhà
đầu tư góp thêm vốn vào công ty. Năm nay công ty cũng quyết định không phân phối lợi nhuận”.
Công ty Bảo Hòa là một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nhôm gia dụng. Thị trường này không
tăng trưởng từ hai năm qua do sản phẩm thay thế bằng inox và nhựa đang phát triển mạnh. Công ty
Bảo Hòa phát triển mạnh trong thập niên trước và năm vừa qua là giai đoạn bản lề quan trọng để
chuyển hóa nếu muốn tồn tại và phát triển. Các kế hoạch năm tới là sẽ phát triển một nhà máy sản xuất
các mặt hàng gốm và sợi thủy tinh. Tuy nhiên, công ty chủ trương quản lý tập trung nên không có bất
kỳ một khoản đầu tư nào vào các công ty khác.
Yêu cầu
a. Với các thông tin có được, anh/chị hãy nêu những vấn đề cần phải quan tâm trong cuộc kiểm toán
năm nay tại công ty Bảo Hòa.
b. Từ những vấn đề đã nêu ở câu a, theo anh/chị các thủ tục kiểm toán cần được thực hiện là gì?
Gợi ý:
a.Nêu những vấn đề cần phải quan tâm trong cuộc kiểm toán năm nay tại công ty Bảo Hòa.
- Doanh nghiệp có thể tìm cách làm cho báo cáo tài chính tốt hơn thực tế để có thể huy động
thêm vốn cho các dự án phát triển mới.

8
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Doanh thu của doanh nghiệp có thể bị khai tăng lên vì sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong
điều kiện ngành nghề đang khó khăn.
- Tình hình tài sản tăng lên mạnh mẽ (30%), hoàn toàn là tài sản ngắn hạn (vì không có đầu tư
mới trong kỳ) có thể liên quan đến nợ phải thu khai khống hoặc không đòi được.
- Vấn đề hàng tồn kho cũng là điều cần quan tâm vì tình hình thị trường xấu có thể công ty còn
tồn nhiều hàng tồn kho không bán được. Cũng có thể tài sản ngắn hạn tăng lên trong kỳ là hàng tồn
kho không bán được.
- Vốn chủ sở hữu tăng lên nhưng không có góp vốn mới nên từ lợi nhuận chưa phân phối của
doanh nghiệp. Khả năng lợi nhuận bị đẩy lên cao và doanh nghiệp không chia lợi nhuận vì lợi nhuận
này không có dòng tiền vào tương ứng.
b.Các thủ tục kiểm toán cần được thực hiện:
- Gửi thư xác nhận nợ phải thu cuối kỳ với các khách hàng .
- Kiểm tra tình hình thu hồi nợ để yêu cầu đơn vị lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó
đòi.
- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng.
- Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho.
- Kiểm tra tình hình tiêu thụ của sản phẩm để đánh giá khả năng sản phẩm ứ đọng không tiêu thụ
hoặc lỗi thời, kém phẩm chất.
Bài 5:
“Tình hình suy thoái năm qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến công ty này”, bà Thúy, Giám đốc điều hành
công ty may Long Vân cho biết, khi anh/chị đến gặp bà để chuẩn bị kiểm toán báo cáo tài chính năm
nay. Khách hàng đã hủy nhiều hợp đồng và doanh số công ty chỉ còn 60% so với năm trước. Các
khoản vay chiếm 50% nguồn vốn của doanh nghiệp càng làm tăng khó khăn vì chi phí đi vay đè nặng
lên doanh nghiệp. Công nhân nghỉ việc nhiều nhưng công ty chưa biết lấy tiền đâu để thanh toán chế
độ cho họ. Các hợp đồng thuê nhà xưởng ký trước 3 năm nên không thể hủy được. Đội ngũ quản lý sản
xuất ở xưởng thì không dám cho nghỉ vì toàn là người giỏi. Máy móc mua sắm năm trước bây giờ bán
rẻ chẳng ai mua, thôi để dành chờ kinh tế phục hồi.” Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt của
công ty như sau: (đơn vị: triệu đồng)

Năm nay Năm trước

9
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Doanh thu thuần 7.820 12.320


Giá vốn hàng bán 6.870 10.840
Lợi nhuận gộp 950 1.480
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 410 670
Chi phí tài chính 310 520
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 230 290
Chi phí khác 30 20
Lợi nhuận trước thuế 200 270
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 41 62
Lợi nhuận sau thuế 159 208
Yêu cầu
a.Với các thông tin có được, anh/chị hãy nêu những vấn đề cần phải quan tâm trong cuộc kiểm toán
năm nay tại công ty Long Vân.
b.Từ những vấn đề đã nêu ở câu a, theo anh/chị các thủ tục kiểm toán cần được thực hiện là gì?
Gợi ý
a.Nêu những vấn đề cần phải quan tâm trong cuộc kiểm toán năm nay tại công ty Long Vân.
- Giá định về tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp có thể bị vi phạm do tình hình đơn
hàng giảm sút và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Doanh thu giảm sút nhưng tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu lại tăng lên, mặc dù các chi phí
sản xuất chung cố định (chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, khấu hao máy móc…) không thay
đổi.
- Sản lượng thấp hơn mức bình thường, các khoản chi phí sản xuất chung cố định có thể
không được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.
- Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu có xu hướng giảm trong
điều kiện doanh thu sụt giảm.
- Chi phí lãi vay giảm đáng kể mặc dù tình hình nợ vay không thay đổi.
- Các khoản dự phòng phải trả liên quan đến chi mphí tái cơ cấu có thể không được phản
ảnh đầy đủ.
b.Các thủ tục kiểm toán cần được thực hiện
- Kiểm tra các khoản chi phí sản xuất chung cố định trong kỳ xem có được phản ảnh theo
đúng chế độ, chuẩn mực kế toán hay không?
- Kiểm tra các khoản chi phí trả trước trên bảng cân đối kế toán xem có treo lại các chi
phí lẽ ra phải ghi vào chi phí trong kỳ hay không?
- Kiểm tra chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp xem đã ghi nhận đầy đủ các
chi phí hay không? Đặc biệt là chi phí ghi nhận trên cơ sở dồn tích.

10
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Kiểm tra việc lập dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu
- Xem xét các vấn đề liên quan đến giả định về tính hoạt động liên tục như các hợp đồng
đã ký và tình hình hợp đồng cho năm tới.
- Đánh giá về khả năng thanh toán thông qua so sánh nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn.
- Xem xét khả năng trả các khoản nợ vay thông qua phân tích các dòng tiền trong tương
lai.
Bài 6
Công ty Sao Mai hoạt động trong lĩnh vực phân phối mỹ phẩm nhập khẩu cho các tỉnh, thành phố phía
Nam qua mạng lưới các sạp mỹ phẩm trong các chợ. Các sạp này thường bán nhiều loại sản phẩm từ
các nguồn khác nhau; trong đó có cả những đối thủ cạnh tranh của công ty.
Các chủ sạp gọi điện về công ty để đặt hàng và công ty sẽ chuyển hàng xuống ngay trong vòng 2 ngày
theo yêu cầu. Hạn thanh toán cho từng lô hàng là 60 ngày. Để khuyến khích các đại lý thanh toán đúng
hạn, công ty quy định việc thanh toán trước thời hạn trên 2 tuần sẽ được chiết khấu 1-3% trên giá bán
tùy theo sản phẩm và khách hàng lâu năm hay không. Việc quyết toán công nợ và tính tiền chiết khấu
cho đại lý được thực hiện vào dịp tết âm lịch mỗi năm.
Bộ phận kinh doanh ít người nhưng hoạt động có hiệu quả vì họ được hưởng lương theo doanh số bán
được. Phần lớn công việc của họ là phát triển khách hàng mới tại các chợ vùng xa. Đến thời điểm hiện
hành, công ty đã có khách hàng tại toàn bộ các tỉnh phía nam từ Bình Thuận trở vào. Theo báo cáo của
bộ phận kinh doanh, công ty hiện có 620 khách hàng tại 120 chợ.
Yêu cầu:
a. Anh/chị đang kiểm toán báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.20x1 của công ty
Sao Mai. Với những thông tin có được như trên, hãy nêu các rủi ro tiềm tàng và kiểm soát ảnh hưởng
đến khoản mục nợ phải thu khách hàng.
b. Giám đốc của công ty Sao Mai tỏ ra rất lạc quan về tình hình quản lý nợ của công ty. Hãy nêu
những thông tin cần tìm hiểu thêm để khẳng định hoặc loại trừ các rủi ro đã nêu ở câu a.
Gợi ý
a. Nêu các rủi ro tiềm tàng và kiểm soát ảnh hưởng đến khoản mục nợ phải thu khách hàng.
- Số lượng đại lý lớn có thể khiến việc theo dõi nhầm lẫn về tình hình nợ.
- Hệ thống phân phối mở rộng qua các sạp chợ có thể dẫn đến việc không thu hồi nợ
được khi khách hàng bỏ sạp hoặc không chịu trả nợ.
- Đội ngũ kinh doanh được hưởng lương qua doanh số có thể khuyến khích việc bán hàng
cho các đối tượng không có khả năng thanh toán.

11
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Việc tính chiết khấu thanh toán có thể sai lệch do khó xác định thời gian và cách tính
phức tạp.
- Việc quyết toán nợ theo năm âm lịch sẽ dẫn đến khả năng sai lệch về doanh thu và nợ
phải thu trên báo cáo tài chính.
b.Nêu những thông tin cần tìm hiểu thêm để khẳng định hoặc loại trừ các rủi ro đã nêu ở câu a:
- Tình hình nợ phải thu cuối năm so với đầu năm, và so với tình hình tăng trưởng doanh
thu của công ty.
- Số ngày thu tiền bình quân của toàn công ty và của từng khách hàng; so với chính sách
bán chịu của công ty.
- Thủ tục xét duyệt về việc chấp nhận một khách hàng; thí dụ các yêu cầu về tài sản, nhân
thân hay thế chấp, ký quỹ…
- Thủ tục xét duyệt về từng lô hàng được xuất giao cho khách hàng, thí dụ một khách
hàng có thể bị từ chối nếu có quá nhiều nợ.
Bài 7:
KTV Hồng được giao phụ trách kiểm toán BCTC cho công ty Đông Tây – một công ty cổ phần sản
xuất và kinh doanh dược phẩm – cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X6. Đông Tây đã được thành
lập cách đây 3 năm nay nhưng chưa từng được kiểm toán. Dưới đây là một số thông tin mà Hồng thu
thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán:
1. Tương tự như các công ty khác trong ngành, ở năm hiện hành, Đông Tây chịu sự cạnh tranh gay gắt
trên thị trường do lượng hàng nhập khẩu vào thị trường VN là rất lớn. Tuy vậy, kế hoạch doanh thu
của năm hiện hành vẫn được công ty xây dựng cao hơn 10% so với năm trước.
2. Các mặt hàng thuốc mà công ty kinh doanh thì rất đa dạng về chủng loại, giá cả, yêu cầu bảo quản
cũng như thời hạn sử dụng, đặc biệt giá bán giữa các loại thuốc chênh lệch rất lớn. Do không tồn trữ
thuốc theo ngày hết hạn sử dụng, trong thực tế qua kiểm kê công ty phát hiện khá nhiều thuốc đã bị
quá hạn. Bên cạnh đó, đối với các loại thuốc có thời hạn sử dụng còn lại ít hơn 6 tháng, các nhà phân
phối thường từ chối nhận, do vậy, công ty phải áp dụng mức giảm giá là 50% cho các loại thuốc này để
có thể tiêu thụ được.
3. Trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ thuốc tân dược chiếm trên 90%, phần còn lại là từ thực phẩm
chức năng do Công ty sản xuất. Tuy nhiên, mặt hàng thực phẩm chức năng chịu sự cạnh tranh rất gay
gắt trên thị trường do hàng nhập khẩu rất lớn.
4. Công ty thường nhập khẩu trực tiếp và thanh toán theo phương thức L/C (tín dụng chứng từ) với điều
kiện ký quỹ 30% giá trị lô hàng khi mở L/C và thanh toán phần còn lại ngày khi nhận được bộ chứng

12
NTTH- bài tập RRKT- 2021

từ hàng hóa để nhận hàng. Công ty thường vay ngắn hạn (thường 3 tháng) bằng ngoại tệ của ngân hàng
để thanh toán 70% giá trị còn lại.

5. Thời điểm ghi nhận doanh thu của công ty là khi công ty giao hàng cho các nhà phân phối thuốc. Theo
chính sách bán hàng, tất cả nhà phân phối đều được mua chịu và thời hạn thanh toán là sau 30 ngày kể
từ khi nhận được hàng. Do công ty không buộc các nhà phân phối phải ký quỹ, trong niên độ hiện
hành có 4 nhà phân phối đã bỏ trốn và công ty đã không thu hồi được nợ.
6. Trong niên độ hiện hành, công ty đã đầu tư đáng kể vào nghiên cứu và sản xuất thực phẩm chức năng
tuy nhiên doanh số bán hàng không tăng trưởng như mong muốn.

Số liệu trên BCTC mà KTV thu thập sơ bộ như sau: (đơn vị: triệu đồng)
X4 X5 X6
Doanh thu 12.200 11.300 17.300
Lợi nhuận trước thuế 3.200 1.200 5.430
Tiền (ngày 31/12) 4.300 3.900 1.800
Hàng tồn kho (ngày 31/12) 5.600 7.200 7.400
Nợ phải thu (ngày 31/12) 1.200 1.320 2.820
Tài sản cố định hữu hình (Giá trị còn lại) 1.500 1.400 1.300
(ngày 31/12)
Tài sản cố định vô hình (chi phí phát triển) 500 420 2.700
(ngày 31/12)
Tổng tài sản(ngày 31/12) 13.100 14.240 16.020
Vay ngắn hạn (ngày 31/12) 4.000 4.500 3.600
Phải trả người bán (ngày 31/12) 200 100 300
Vốn đầu tư chủ sở hữu (ngày 31/12) 6.800 6.800 6.800
Lợi nhuận chưa phân phối (ngày 31/12) 2.100 2.840 5.320
Tổng nguồn vốn (ngày 31/12) 13.100 14.240 16.020
Yêu cầu: Anh/ chị hãy
a. Đánh giá rủi ro kinh doanh, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên các thông tin mà KTV Hồng
thu thập được. Cho biết ảnh hưởng (nếu có) của việc thiếu các thủ tục kiểm soát nêu trên đến sai sót
trọng yếu trên báo cáo tài chính.
b. Nhận diện các khoản mục trên BCTC có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu.
c. Cho biết các thủ tục kiểm toán kiểm toán viên cần thực hiện để đối phó rủi ro có sai sót trọng yếu.
Gợi ý:
1.Doanh thu: Rủi ro 1 (dựa vào thông tin 1 & 2 và phân tích biến động doanh thu): Liên quan đến sai
sót trọng yếu liên quan doanh thu:

13
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Rủi ro kinh doanh: Chịu sự cạnh tranh gay gắt, cơ cấu gồm 10% hàng thực phẩm chức năng nhưng
không hiệu quả >> ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Rủi ro tiềm tàng:
+Áp lực tăng doanh thu 10% so với năm trước trong điều kiện khó khăn chung (yếu tố động cơ/ áp
lực) Đưa đến rủi ro
+ Phân tích sơ bộ doanh thu năm X5 so với X4 (7,3%) cho thấy, doanh thu tăng mạnh vào năm X6 (so
với X5: 53%) trong khi thị trường canh tranh đáng kể Điều này ngược với xu hướng biến động doanh
thu chung toàn ngành.Công ty giảm giá 50% đối với các hàng sắp hết hạn, lợi nhuận gộp không thể
tăng cao được
Rủi ro kiểm soát: Áp dụng cùng chính sách bán chịu, nên không kiểm soát được doanh thu của các nhà
phân phối khác nhau
Rủi ro có sai sót trong yếu: Doanh thu có khả năng khai cao
Thủ tục kiểm toán:
- Chọn các nghiệp vụ bán hàng trên số chi tiết, kiểm tra chứng từ, hóa đơn
- Kiểm tra chi tiết giảm giá hàng bán tương ứng số thuốc đã bán cho các nhà thuốc trước đó.
- Kiểm tra doanh thu ghi nhận với các nhà thuốc công ty mới phát triển thêm trong năm X6.
2. Hàng tồn kho:
_Rủi ro tiềm tàng:
+ Thuốc gồm nhiều loại có quy cách khác nhau nên dễ nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép hàng tồn kho.
Giữa các sản phẩm có độ chênh lệch lớn về giá cả nên nếu sai sót sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo
tài chính.
+ Việc giám giá thuốc có thời gian sử dụng dưới 6 tháng đưa đến rủi ro tiềm tàng trong đánh giá hàng
tồn kho (lập dự phòng) là cao.
-Rủi ro kiểm soát: không có quy định về tồn trữ thuốc theo ngày hết hạn sử dụng, Nhầm lẫn trong đánh
giá hàng tồn kho
-Rủi ro có sai sót trọng yếu hàng tồn kho là cao, bao gồm: Đánh giá (có thể cao hay thấp) hàng tồn
kho. lập dự phòng hàng tồn kho không đúng.
-Thủ tục kiểm toán:
-Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, trong đó chú ý phân loại hàng tồn kho theo thời hạn sử dụng
_ Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ xuất hàng hóa, Kiểm tra việc tính giá hàng hóa xuất kho. –
- Kiểm tra việc theo dõi thời hạn sử dụng hàng tồn kho, từ đó kiểm tra lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho.

14
NTTH- bài tập RRKT- 2021

3.Nợ phải thu:


Rủi ro tiềm tàng:
- Áp dụng cùng một chính sách bán hàng cho tất cả nhà phân phối làm gia tăng Nợ phải khu khó đòi
đối với các nhà phân phối nhỏ
-Phân tích Nợ phải thu:
+Năm X6 (doanh thu tăng, trong khi đó có chính sách bán trả chậm 30 ngày) và vòng quay nợ phải thu
năm X6 chậm, số ngày thu tiền bình quân tăng so với năm trước và cao hơn hạn mức số ngày thu tiền.
Vòng quay nợ phải thu X5: 11.300/((1.200+1.320)/2)= 8,9 vòng -> số ngày thu tiền bình quân: 40
ngày;
Vòng quay nợ phải thu X6: 17.300/((1.320+2.820)/2)= 8,3 vòng -> số ngày thu tiền bình quân: 43,4
ngày;
-Rủi ro kiểm soát: công ty không buộc các nhà phân phối phải ký quỹ, trong niên độ hiện hành có 4
nhà phân phối đã bỏ trốn và công ty đã không thu hồi được nợ. Không kiểm soát được khách hàng
-Rủi ro có sai sót trọng yếu:
+ Do doanh thu có thể khai cao>> một số Nợ phải thu bị khai cao tương ứng
+ Dự phòng Nợ phai thu bị khai thiếu
Thủ tục:
- Tính toán độc lập mức dự phòng Nợ phải thu khó đòi, đối chiếu với số liệu của đơn vị
- Xem xét và thảo luận với đơn vị về các khoản phải thu quá hạn,
- Xem xét tình hình thu hồi nợ vào đầu năm sau
4. Chi phí nghiên cứu và phát triển :
-Rủi ro kinh doanh; Đầu tư khá lớn nhưng không phát triển như mong muốn.
-Rủi ro tiềm tàng:
Chi phí nghiên cứu phát triển có thể bị ghi nhận sai vì chi phí NCPT ghi nhận là tài sản vô hình của
năm X6 tăng đột biến so với năm trước (gấp 6,4 lần). Điều này tiềm ẩn sai thiếu ghi nhận chi phí trong
kỳ và dẫn đến sai tăng lợi nhuận trước thuế.
- Rủi ro kiểm soát: chưa thấy công ty đưa ra quy định phân biệt chi phí NCPT và chi phì thời kỳ.
-Rủi ro có sai sót trọng yếu: Ghi nhận cao CPNCPT
Thủ tục: Xem xét và thảo luận với đơn vị về từng dự án phát triển cũng như các điều kiện ghi nhận
TSVH.
5. Vay ngắn hạn ngân hàng chủ yếu bằng ngoại tệ
- Rủi ro kinh doanh: tỷ giá ngoại tệ tăng >> công ty kinh doanh không hiệu qủa

15
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Rủi ro tiềm tàng : vay bằng ngoại tệ >> đánh giá sai ngoại tệ cuối kỳ.
-Thủ tục: Kiểm tra chi tiết đánh giá lại ngoại tệ cuối kỳ.
6: Số dư đầu năm tiềm ẩn sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ này.
Giải thích: Do lần đầu tiên được kiểm toán và những rủi ro được phân tích trên, báo cáo tài chính kỳ
này sẽ chịu ảnh hưởng trọng yếu do các sai sót kỳ trước.
Thủ tục: Kiểm tra số dư đầu năm của báo cáo tài chính và tiến hành các điều chỉnh hồi tố cũng như yêu
cầu thuyết minh thích hợp đối với tất cả các khoản sai sót.

Câu 6 : Anh/chị đang lập kế hoạch kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2018 của
Công ty cổ phần Giáo dục Thời Đại, một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đào tạo. Các
khóa học do công ty mở nhằm đến các đối tượng thi các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế về
quản lý kinh doanh và tài chính. Các khóa học thường kéo dài từ vài tháng đến gần 2 năm, tùy
vào các chương trình nước ngoài do đối tác nước ngoài cấp bằng, với chi phí phải trả cho đối
tác nước ngoài là 40% học phí.
Học viên trả một nửa học phí vào đầu khóa và phần còn lại vào giữa khóa. Các học viên buộc
phải đóng đủ học phí trước ngày thi lấy chứng chỉ. Chi phí chủ yếu của công ty là tiền trả cho
giảng viên vào cuối môn học, tiền thuê nhà trả hàng tháng và tiền trả cho đối tác nước ngoài trả
khi cấp bằng cho học viên. Công ty không phải sử dụng vốn vay ngân hàng vì tiền học phí trả
trước của học viên khá đồi dào. Các khóa học được mở khi có đủ 20 học viên đăng ký.
Công ty đã hoạt động được 3 năm nhưng đây là năm đầu tiên công ty được kiểm toán theo yêu
cầu của các cổ đông và chuẩn bị niêm yết cổ phiếu. Đây cũng là năm công ty mở được rất
nhiều khóa học mới do uy tín có được từ các năm qua. Ban Giám đốc công ty là các nhà giáo
dục có uy tín và đội ngũ kế toán phần lớn có kinh nghiệm lâu năm trong kế toán tại các trường
đại học công lập. Số liệu kiểm toán viên thu thập sơ bộ như sau:
(đơn vị triệu đồng)
Các chỉ tiêu 2016 2017 2018
Doanh thu 17.080 15.820 24.220
Lợi nhuận trước thuế 4.480 1.680 7.602
Tiền (ngày 31/12) 6.020 3.360 5.880
Chứng khoán kinh doanh ngắn hạn(ngày 31/12) 7.280 10.080 11.760
Nợ phải thu(ngày 31/12) 280 448 588
Tài sản cố định (giá trị còn lại) (ngày 31/12) 4.760 4,480 4.200
Phải trả người cho thuê nhà(ngày 31/12) 840 980 1.120
Vốn đầu tư chủ sở hữu(ngày 31/12) 11.160 11.160 11.160
16
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Lợi nhuận chưa phân phối(ngày 31/12) 6.340 6.228 10.148

Yêu cầu:
c. Vận dụng kỹ thuật phân tích ban đầu, kết hợp với các thông tin trong bài để đánh giá rủi
ro sai sót trọng yếu cấp cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục sau: doanh thu, chi phí và
chứng khoán kinh doanh ngắn hạn.
d. Cho biết các thủ tục kiểm toán quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong cuộc kiểm
toán căn cứ vào kết quả của câu a.

Đáp án:

câu a:
 Khoản mục doanh thu:Thủ tục phân tích, kết luận về RRSSTY có giải thích
- Thủ tục phân tích ban đầu: biến động doanh thu qua các năm:

+Giảm bất thường trong năm 2017 (từ 17.080 ->15.820: giảm 7%)

+Tăng bất thường vào năm 2018 (từ 15.280->24.220: tăng 53%)

- Rủi ro sai sót trọng yếu doanh thu: hiện hữu & đúng kỳ : giải thích:
+Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu theo số tiền thực thu thay vì theo cơ sở dồn tích. Điều này dẫn
đến doanh thu không đúng và các khoản doanh thu nhận trước không được phản ảnh. Lãnh đạo và
đội ngũ kế toán của công ty có nguồn gốc từ các trường công lập, không quen với cơ sở dồn tích
(rủi ro kiểm soát)
+Đặc điểm của công ty là các khóa học kéo dài và thu tiền trước & công ty có áp lực niêm yết dẫn
đến khai cao doanh thu (rủi ro tiềm tàng).
 Có thể doanh thu của năm 2018 đã được ghi nhận trong năm 2017 (CSDL: hiện hữu & đúng kỳ),
 Năm hiện hành 2018 ghi nhận trược cho khóa học mới mở nhưng chưa đủ điều kiện ghi nhận do
khóa học có thể kéo dài hơn năm, hay bắt đầu vào cuối năm)- CSDL: Hiện hữu
 Khoản mục chi phí Thủ tục phân tích kết luận về RRSSTY có giải thích

-Thủ tục phân tích ban đầu:

+ Tính chi phí hoạt động của từng năm(Doanh thu –lợi nhuận trước thuế)
Năm
Năm 2016 2017 Năm 2018

Chi phí hoạt động(Doanh thu-LNTT) 12,600 14,140 16,618


17
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Tỷ suất chi phí/doanh thu 74% 89% 69%


Chi phí thay đổi bất thường, đặc biệt 2017 khi doanh thu giảm nhưng chi phí tăng-> tỷ suất chi phí
năm này cao nhất, chi phí 2018(năm hiện hành) giảm bất thường (có thể do khai thiếu)

-RRSSTY: cở sở dẫn liệu hiện hữu/đầy đủ & phân loại:

+ Một số chi phí được ghi nhận không theo cơ sở dồn tích, đặc biệt là chi phí phải trả cho đối tác nước
ngoài và tiền giảng phải trả cho giảng viên. Điều này dẫn đến chi phí phản ảnh không đúng và thiếu
các khoản chi phí phải trả.-> năm 2018 chi trả đối tác liên quan đến kết quả 2017, chưa ghi nhận chi
phí năm 2018: ghi thừa chi phí của 2017 (hiện hữu), chưa ghi nhận chi phi1 2018(đầy đủ).

+ Hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty làquan trọng và gia tăng -> khả năng rủi ro tiềm ẩn
phân loại sai chi phí

* Các khoản CKKD ngắn hạn (1,5 đ: thủ tục phân tích: 0,75 đ, RRSSTY và giải thích 0,75đ)

-Phân tích biến động & tỷ trọng


  Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Chứng khoán kinh doanh 7,280 10,080 11,760

Tổng tài sản 18,340 18,368 22,428


Tỷ trong CKKD 40% 55% 52%
Tốc độ tăng so với năm trước 100% 138% 162%
NX: biến động nhanh bất thường, chiếm tỷ trọng lớn.

-RRSSTY:có thể không được lập dự phòng giảm giá hoặc phân loại thích hợp.

Giải thích: Công ty dành một phần tiền khá lớn đầu tư tài chính ngắn hạn và tăng dần do lượng tiền gia
tăng. Không có dự phòng cho các khoản này..

Câu b: Cho biết các thủ tục kiểm toán quan trọng mà kiểm toán viên cần chú ý trong cuộc kiểm toán
căn cứ vào kết quả của câu a (0.5 điểm- nêu được 2 trong số các thủ tục sau, mỗi thủ tục 0,25 điểm)-
kiểm tra chi tiết

- Dựa trên danh sách học viên của các khóa học, kiểm tra việc ghi nhận doanh thu học phí
có đảm bảo nguyên tắc dồn tích hay không.
- Kiểm tra chi phí phải trả cho đối tác nước ngoài và chi phí giảng viên có đảm bảo
nguyên tắc dồn tích hay không.
- Kiểm tra việc quyết toán từng khóa học để xem các chi phí có được điều chỉnh thích

18
NTTH- bài tập RRKT- 2021

hợp không (thí dụ, học viên đóng tiền nhưng bỏ học hoặc không đủ điều kiện cấp bằng).
- Kiểm tra và thảo luận với Ban giám đốc về chính sách khấu hao TSCĐ và các đánh giá
về thời gian hữu dụng của TSCĐ.
- Kiểm tra các khoản đầu tư ngắn hạn có cần phải lập dự phòng giảm giá hay không.
- Xem xét những khác biệt giữa yêu cầu kế toán và yêu cầu về thuế để xác định các
nghiệp vụ về thuê thu nhập hoãn lại.
- Kiểm tra số dư đầu năm của báo cáo tài chính và tiến hành các điều chỉnh hồi tố cũng
như yêu cầu thuyết minh thích hợp đối với tất cả các khoản sai sót.
Bài 8:
Anh/chị đang lập kế hoạch kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.2018 của Công ty
cổ phần Du lịch Quốc Tế. Công ty chuyên tổ chức các chuyến du lịch quốc tế dài ngày cho
khách hàng trong nước và nhận làm đại lý cho các công ty du lịch nước ngoài đưa khách đến
Việt Nam. Khách du lịch của công ty sẽ nộp tiền toàn bộ chuyến đi ngay khi ký hợp đồng,
thông thường chuyến du lịch được thực hiện sau 3 tháng để công ty có thời gian chuẩn bị thủ
tục xuất cảnh cho khách du lịch. Hơn 3/4 số tiền nhận của khách hàng công ty phải thu hộ các
nhà cung cấp (vận chuyển, lưu trú…), phần còn lại thuộc về công ty. Hàng năm, vào cuối mỗi
quý, công ty bù trừ công nợ với các công ty du lịch nước ngoài, và hai bên thanh toán chênh
lệch ròng. Thông thường số khách hàng của công ty đi du lịch nước ngoài nhiều hơn khách của
các công ty du lịch nước ngoài đến Việt Nam, nên số tiền công ty thu hộ nhiều hơn số phải trả
đối tác nước ngoài. Số chênh lệch này công ty đầu tư kinh doanh chứng khoán ngắn hạn trong
thời gian chưa phải thanh toán.
Công ty đã hoạt động được 3 năm nhưng đây là năm đầu tiên công ty được kiểm toán theo yêu
cầu của các cổ đông và chuẩn bị niêm yết cổ phiếu. Năm hiện hành 2018 cũng là năm công ty
mở được rất nhiều chuyến du lịch mới do uy tín có được từ các năm qua. Ban Giám đốc công
ty là các nhà kinh doanh du lịch có uy tín tuy nhiên đội ngũ kế toán phần lớn chưa có kinh
nghiệm trong kế toán du lịch, đặc biệt du lịch quốc tế. Tài sản cố định của công ty chủ yếu là
các trang thiết bị văn phòng được đầu tư ngay từ khi thành lập.
Số liệu kiểm toán viên thu thập sơ bộ như sau:
(đơn vị triệu đồng)
Chỉ tiêu 2016 2017 2018
Doanh thu 854 791 1.211
Lợi nhuận trước thuế 224 84 380
Tiền (ngày 31/12) 301 168 294
Chứng khoán kinh doanh ngắn hạn(ngày
31/12) 364 504 588
Nợ phải thu khách hàng (ngày 31/12) 14 22 29

19
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Tài sản cố định (giá trị còn lại) (ngày 31/12) 238 224 210
Phải trả người bán (ngày 31/12) 242 249 256
Vốn đầu tư chủ sở hữu(ngày 31/12) 358 358 358
Lợi nhuận chưa phân phối(ngày 31/12) 317 311 507

Yêu cầu:
Hãy áp dụng kỹ thuật phân tích ban đầu và kết hợp với các thông tin trong bài để đánh giá rủi
ro sai sót trọng yếu cấp cơ sở dẫn liệu đối với các khoản mục sau: doanh thu, chi phí và chứng
khoán kinh doanh ngắn hạn và tài sản cố định. Cho biết nguyên giá TSCĐ vào các ngày 31/12
của cả ba năm như nhau và bằng 252 triệu đồng./.
 Khoản mục doanh thu
- Thủ tục phân tích ban đầu: biến động doanh thu qua các năm:
+Giảm bất thường trong năm 2017: giảm 7%)
+Tăng bất thường vào năm 2018 (: tăng 53%)
- Rủi ro sai sót trọng yếu doanh thu: hiện hữu/đầy đủ: giải thích:
+ Do có phần thu hộ nhà cung cấp (đặc biệt là đối tác nước ngoài), kế toán của DN chưa có kinh
nghiệm trong lĩnh vực này dể nhầm lẫn trong xử lý. (rủi ro kiểm soát)
+Đặc điểm của công ty là các chuyến du lịch kéo dài và nhận tiền trước nhiều tháng, nên tiềm ẩn ghi
nhận doanh thu không đúng thời điểm (khi đã cung cấp dịch vụ) rủi ro tiềm tàng).
 Có thể doanh thu của năm 2018 đã được ghi nhận trong năm 2017 (CSDL: đầy đủ & đúng kỳ),
 Năm hiện hành 2018 ghi nhận trươc cho các chuyến du lịch mà KH mới ký hợp đồng, nhưng chưa đủ
điều kiện ghi nhận do chưa thực hiện sau thời gian làm thủ tục xuất cảnh kéo dài hay - CSDL: Hiện
hữu

 Khoản mục chi phi


-Thủ tục phân tích ban đầu:
+ Tính chi phí hoạt động của từng năm(Doanh thu –lợi nhuận trước thuế)
Năm
Năm 2016 2017 Năm 2018

Chi phí hoạt động(Doanh thu-LNTT) 630 707 831


Tỷ suất chi phí/doanh thu 74% 89% 69%
Chi phí thay đổi bất thường, đặc biệt 2017 khi doanh thu giảm nhưng chi phí tăng-> tỷ suất chi phí
20
NTTH- bài tập RRKT- 2021

năm này cao nhất, chi phí 2018(năm hiện hành) giảm bất thường (có thể do khai thiếu)
-RRSSTY: cở sở dẫn liệu hiện hữu/đầy đủ & phân loại:
+ Một số chi phí được ghi nhận không theo cơ sở dồn tích, đặc biệt là chi phí phải trả cho đối tác nước
ngoài. Điều này dẫn đến chi phí phản ảnh không đúng và thiếu các khoản chi phí phải trả.-> năm 2018
chi trả đối tác liên quan đến kết quả 2017, chưa ghi nhận chi phí năm 2018: ghi thừa chi phí của 2017
(hiện hữu), chưa ghi nhận chi phi1 2018(đầy đủ).
+ Hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty làquan trọng và gia tăng -> khả năng rủi ro tiềm ẩn
phân loại sai chi phí
* Các khoản CKKD ngắn hạn
-Phân tích biến động & tỷ trọng
  Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Chứng khoán kinh doanh 364 504 588
Tổng tài sản 917 918 1,121
Tỷ trong CKKD 40% 55% 52%
Tốc độ tăng so với năm trước 100% 138% 162%
NX: biến động nhanh bất thường, chiếm tỷ trọng lớn.
-RRSSTY:có thể không được lập dự phòng giảm giá hoặc phân loại thích hợp.
Giải thích: Công ty dành một phần tiền khá lớn đầu tư tài chính ngắn hạn và tăng dần do lượng tiền gia
tăng. Không có dự phòng cho các khoản này..

 TSCĐ:
- Thủ tục phân tích: Nguyên giá TSCĐ không thay đổi, tức trong ba năm qua cty không
tăng/giảm TSCĐ, Chi phí khấu hao hàng năm 2017& 2018 đều bang 14 -> tỷ lệ khấu hao: 14/252 =
5,6% -> Khấu hao TSCĐ không phản ảnh được thời gian sử dụng hữu ích của tài sản bởi hầu hết là
thiết bị văn phòng, thời gian sử dụng ngắn
- RRSSTY: Đánh giá phân bổ
Bài 9:
KTV Minh được giao phụ trách kiểm toán BCTC cho công ty ABC – một công ty cổ phần niêm yết
sản xuất và kinh doanh bất động sản – cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X8. Báo cáo tài chính
của công ty năm 20X7 được kiểm toán bởi KTV và công ty kiểm toán khác, KTV này đã đưa ra ý kiến
chấp nhận toàn phần. Hoạt động chính của công ty bao gồm kinh doanh hàng hóa bất động sản, bất
động sản đầu tư (cho thuê văn phòng) và các dịch vụ khác. Dưới đây là một số thông tin mà Minh thu
thập được trong quá trình tìm hiểu khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán:

21
NTTH- bài tập RRKT- 2021

1.Tình hình kinh doanh ngành bất động sản tăng mạnh vào những năm X6 &X7, nhưng năm hiện hành
(X8) có chiều hướng đi xuống, đặc biệt thị trường dự án căn hộ khách sạn (phục vụ du lịch nghỉ
dưỡng) giá thị trường giảm đáng kể so với năm trước. Tuy vậy, do đã triển khai từ các năm trước, nên
kế hoạch doanh thu của năm hiện hành về dự án căn hộ khách sạn vẫn được công ty xây dựng cao hơn
20% so với năm trước. Doanh thu lĩnh vực này chiếm trên 50% doanh thu hàng hóa bất động sản của
cả công ty.
2. Trong năm công ty vừa mới thay kế toán trưởng. Kế toán trưởng này trước đây chưa từng làm trong
lĩnh vực bất động sản. Ngoài ra, công ty chưa hoàn thiện quy trình kiểm soát chặt chẽ, rõ ràng và phân
biệt giữa bất động sản đầu tư và hàng hóa bất động sản.
3.Trước tình trạng nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tăng nhanh trong những năm trước,
nên năm hiện hành Ngân hàng Nhà nước thắt chặt dòng vốn đổ vào thị trường này. Một lượng lớn các
căn hộ cao cấp dự trữ đã không bán được như dự kiến và cuối năm công ty quyết định chuyển sang để
cho thuê.
4. Trong năm công ty đã cho các công ty con vay ngắn hạn với lãi suất 9% mà không có tài sản đảm
bảo.
Số liệu trên BCTC riêng mà KTV thu thập sơ bộ như sau: (đơn vị: tỷ đồng)
X6 X7 X8
Doanh thu (bao gồm doanh thu tài chính) 4.851 5.570 6.650
Lợi nhuận trước thuế 1.147 852 863
Tiền (ngày 31/12) 534 408 286
Hàng tồn kho bất động sản (ngày 31/12) 1.001 995 1.340
Nợ phải thu ngắn hạn (bao gồm phải thu cho vay bên
3.685 6.069 8.135
liên quan chiếm 90%) (ngày 31/12)
Tài sản cố định hữu hình (Giá trị còn lại) (ngày 31/12) 141 95 218
Bất động sản đầu tư (ngày 31/12) 3.680 2.495 2.472
XDCB dở dang 1.327 2.393 3.150
Đầu tư vào cty con, liên kết 3.993 6.171 7.150
Tài sản khác 382 744 321
Tổng tài sản(ngày 31/12) 14.743 19.370 23.072
Người mua ứng trước (ngày 31/12) 1.324 1.743 1.634
Phải trả người bán (ngày 31/12) 355 522 602
Phải trả ngắn hạn khác
1.934 5.438 5.968
(bao gồm vay bên liên quan ngày 31/12)
Vay dài hạn (thuê tài chính) (ngày 31/12) 3.052 3.357 5.781
Vốn đầu tư chủ sở hữu (ngày 31/12) 6.380 6.380 7.100
Lợi nhuận chưa phân phối (ngày 31/12) 1.698 1.930 1.987
Tổng nguồn vốn (ngày 31/12) 14.7
43 19.370 23.072

22
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Yêu cầu: Anh/ chị hãy


a. Đánh giá rủi ro kinh doanh, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên các thông tin mà KTV
Minh thu thập được. Cho biết ảnh hưởng (nếu có) của việc thiếu các thủ tục kiểm soát cần thiết
đến sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.
b. Nhận diện các khoản mục trên BCTC có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu.
c. Cho biết các thủ tục kiểm toán kiểm toán viên cần thực hiện để đối phó rủi ro có sai sót trọng
yếu.

Giải:
1.Doanh thu: Rủi ro 1 (dựa vào thông tin 1&2, 4 và phân tích biến động doanh thu): Liên quan đến sai
sót trọng yếu liên quan doanh thu:
Rủi ro kinh doanh: thị trường bất động sản trong năm giảm sút, đặc biệt lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng
-chiếm phần lớn doanh thu bán hàng của cty > ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Rủi ro tiềm tàng:
+Áp lực tăng doanh thu 20% so với năm trước trong điều kiện khó khăn chung (yếu tố động cơ/ áp
lực) Đưa đến rủi ro doanh thu – cơ sở dẫn liệu hiện hữu.
+ Phân tích sơ bộ doanh thu năm X8 so với X7 (19%), X7 tăng so với X6 là 15%, trong khi thị trường
năm X7 tăng, nhưng giảm trong năm X8.
+ Doanh thu tài chính từ cho vay các cty con: X6: 3.685 *90%*9% = 298,5 tỷ; X7= 6.069*90%*9%=
491,6 tỷ; X8: 8.135*90%*9% = 658,9 tỷ.
Rủi ro kiểm soát: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu kinh doanh xây dựng có khác biệt so với lĩnh vực
khác, trong khi kế toán trưởng chưa quen lĩnh vực này _> rủi ro ghi nhận sai doanh thu.
Rủi ro có sai sót trong yếu: Doanh thu có khả năng khai cao, không đúng kỳ, phân loại sai.
Thủ tục kiểm toán:
- Kiểm tra các chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán hàng, bao gồm hợp đồng với khách
hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu XDCB (theo tiến độ hay khi hoàn thành)
- Kiểm tra việc phân loại doanh thu giữa doanh thu bán hàng hóa bất động sản, doanh thu tài
chính, doanh thu cho thuê bất động sản.
2. Hàng tồn kho & bất động sản đầu tư :rủi ro 2 (Thông tin 1, 2 &3 và phân tích biến động hàng tồn
kho & bất động sản đầu tư)
_Rủi ro tiềm tàng: Kinh doanh ngành bất động sản khó khăn trong năm X8, đặc biệt thị trường du lịch
nghỉ dưỡng (chiếm tỷ trọng lớn) đang khó khăn, giá thị trường giảm -> rủi ro lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho sai.
23
NTTH- bài tập RRKT- 2021

-Phân tích sơ bộ:

X6 X7 X8 SS
Chỉ tiêu ST TT ST TT ST TT X7/X6 X8/X7
Hàng tồn kho bất động sản
1001 6,8% 995 5,1% 1340
(ngày 31/12) 5,8% 99% 135%
Tài sản cố định hữu hình
141 1% 95 95 218
(Giá trị còn lại) (ngày 31/12) 0.9% 67% 229%
Bất động sản đầu tư (ngày
3680 25% 2495 13% 2472
31/12) 11% 68% 99%
Tổng tài sản(ngày 31/12) 14743 100% 19370 100% 23072 100% 131% 119%

HTK bất động sản có tỷ trọng giảm trong năm X7, nhưng tăng trở lại trong năm X8, đặc biệt có tốc độ
tăng 35% so với X7. Trong khi đó kinh doanh X8 khó khăn hơn với dòng sản phẩm cao cấp nên cty đã
chuyển sang chức năng đầu tư bất động sản để cho thuê. Bên cạnh đó bất động sản đầu tư lại giảm nhẹ
trong X8 (-1%) so với X7 với tỷ trọng giảm từ 25% năm X6, 13% năm X7 chỉ còn 11% năm X8. ->
rủi ro phân loại sai giữa HTK và bất động sản.
- rủi ro kiểm soát:
-> không có các thủ tục kiểm soát để nhận diện và đánh giá giá trị thuần có thể thực hiện đối với các
hàng hóa bất động sản thuộc phân khúc thị trường căn hộ khách sản (du lịch nghỉ dưỡng) dẫn đến lập
dự phòng thiếu, trong khí đó lĩnh vực này mang lại phần lớn doanh thu (50%) của cty -> sai sót trọng
yếu cơ sở dẫn liệu đánh giá phân bổ khoản mục HTK.
-> Không có quy định kiểm soát rõ ràng trong việc theo dõi và chuyển chức năng từ kinh doanh hang
hóa bất động sản sang đầu tư bất động sản hay sử dụng làm TSCĐ đối với các căn hộ cao cấp, các dự
án trung tâm thương mại sẽ dẫn đến rủi ro ghi nhận, xóa bỏ ghi nhận sai giữa các khoản mục, trong đó
có hàng tồn kho -> dẫn đến sai sót trọng yếu về cơ sở dẫn liệu hiện hữu đủ đối với hàng tồn kho (do
phân loại sai khi chuyển sang bất động sản đầu tư) & sai cơ sở dẫn liệu đầy đủ với bất động sản đầu tư.
Ngoài ra do phương pháp hạch toán bất động sản đầu tư khác HTK nên có thể sai cơ sở dẫn liệu đánh
giá phân bổ đối với bất động sản đầu tư & HTK
-Thủ tục kiểm toán:
24
NTTH- bài tập RRKT- 2021

-> Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, kiểm tra biên bản kiểm kê, kiểm tar các Biên bản quyết định
chuyển chức năng hang tồn kho BĐS, từ đó đánh giá việc sắp xếp phân loại lại giữa hàng tồn kho và
bất động sản đầu tư.
_ Kiểm tra tính giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa bất động sản, đặc biệt tập trung vào nhóm
căn hộ khách sạn (sản phẩm cao cấp).
-Kiểm tra việc tính khấu hao đối với bất động sản đầu tư, đặc biệt các bất động sản được chuyển từ
hàng hóa sang.
3. Nợ phải trả: (từ phân tích đặc điểm nợ phải trả của trong các doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản , thông tin 2 & phân tích sơ bộ)
Rủi ro tiềm tàng:
- Phần lớn các khách hàng mua hàng hóa bất động sản có tham gia góp vốn dự àn dưới hình thức ứng
trước tiền mua BĐS ngay sau khi ký hợp đồng với cty -> rủi ro tiềm tàng việc theo dõi tiến độ hoàn
thành và ghi nhận doanh thu theo tiến độ.
- Bất động sản đầu tư có thể là BĐS của chính doanh nghiệp hoặc từ hợp đồng đi thuê tài chính. Vì
vậy, nơ thuê tài chính chiếm vị trí quan trọng -> rủi ro tiềm tàng phân loại hợp đồng thuê & ghi nhận
nợ phải trả về thuê TC.
- Các khoản nợ vay chủ yếu cho hình thành tài sản dài hạn -> rủi ro tiềm tang khi xem xét chi phí lãi
vay có được vốn hóa hay không.
Phân tích sơ bộ:
X6 X7 X8 So sánh
Chỉ tiêu ST TT ST TT ST TT X7/X6 X8/X7
Người mua ứng
1324 9% 1743 9% 1634
trước (ngày 31/12) 7% 132% 94%
Phải trả người bán
355 2% 522 3% 602
(ngày 31/12) 3% 147% 115%
Vay ngắn hạn (bao
gồm vay bên liên 1934 13% 5438 28% 5968
quan ngày 31/12) 26% 281% 110%
Vay dài hạn (thuê
tài chính) (ngày 3052 21% 3357 17% 5781
31/12) 25% 110% 172%
Tổng nguồn vốn 1937
14743 100% 100% 23072
(ngày 31/12) 0 100% 131% 119%

-> số tiền người mua ứng trước năm X8 giảm cả về tỷ trọng và số tiền so với năm trước -> có khả
năng ghi nhận doanh thu quá cao từ số tiền khách hang ứng trước khi chưa hoàn thành tiến độ

25
NTTH- bài tập RRKT- 2021

-> Tỷ trọng nợ phải trả các bên liên quan khá cao & kết hợp phải thu các bên liên quan ở trên cao, khả
năng thổi phồng tài sản.
-> Nợ thuê tài chính tang đáng kể cả về số tiền (X8 tăng 72% so với X7) và tỷ trọng X8 lên đến 25%
tổng nguồn vốn
-Rủi ro kiểm soát:
-công ty không có các kiểm soát ghi nhận doanh thu -> sai sót trọng yếu đối với khoản mục “khách
hang ứng trước” với cơ sở dẫn liệu đầy đủ (do ghi nhận doanh thu cao)
- Nếu thiếu các kiểm soát rà soát phân loại các hợp đồng đi thuê -> Rủi ro sai sót trọng yếu đối với
khoản mục nợ dài hạn thuê tài chính (cơ sở dẫn liệu hiện hữu & đầy đủ)
- Cty cần có các kiểm soát tốt để nhận diện các giao dịch với bên liên quan -> nếu thiếu các kiểm soát
này sẽ ảnh hưởng đến khoản mục Phải trả bên liên quan, đặc biệt yếu tố của giao dịch là lãi đi vay ->
Sai sót trọng yếu khoản mục này và chi phí lãi vay – cơ sở dẫn liệu hiện hữu/ đầy đủ & đánh giá phân
bổ.
Thủ tục:
- Kiểm tra các chứng từ gốc về giao dịch bán hàng hóa bất động sản bao gồm hợp đồng với
khách hàng, biên bản bàn giao ->từ đó kiểm tra ghi nhận doanh thu trong kỳ từ “ khoản ứng trước của
khách hang.
- Kiểm tra các hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ gốc về các tài sản đi thuê. Từ đó kiểm
traviệc phân loại hợp đồng thuê. Đối với các hợp đồng thuê tài chính cần đánh giá việc tính nguyên gái
tài sản đi thuê và nợ phải trả dài hạn của hợp đồng thuê.
- Đọc các Biên bản của Hội đồng quản trị (ban giảm đốc) về các bên liên quan cũng như các giao
dịch với BLQ. Từ đó kiểm tra và đánh giá các yếu tố của giao dịch.
4. Xây dựng cơ bản dở dang (thông tin 2 & phân tích sơ bộ):
-Rủi ro tiềm tàng: Quá trình xây dựng kéo dài qua nhiều năm, phần lớn sử dụng vốn vay -> rủi ro tiềm
tàng ghi nhận chi phí lãi vay cũng như các chi phí phát sinh.
- Phân tích sơ bộ: Tỷ trọng XDCBDD năm X8 chiếm 14%, tăng so với X6 9% và X7 chỉ có 12%
- Rủi ro kiểm soát: Chưa có quy trình kiểm soát chặt chẽ -> có thể có sai sót trọng yếu đối với khoản
mục này ở CSDL đánh giá & phân bổ
Thủ tục:
Kiểm tra việc ghi nhận chi phí liên quan đến XDCBDD
5. Thông tin về các bên liên quan (Thông tin 4 & phân tích sơ bộ)

26
NTTH- bài tập RRKT- 2021

- Rủi ro tiềm tang: Cty có các khoản đầu tư vào cty con, liên kết -> xuất hiện các bên liên quan và giao
dịch các bên liên quan -> rủi ro tiềm tang về các bên liên quan & đánh giá khoản đầu tư vào cty con,
liên kết
-Phân tích sơ bộ: Tỷ trọng nợ phải thu các bên liên quan & nợ phải trả các bên liên quan chiếm tỷ trọng
lớn và tang.
-Rủi ro kiểm soát:
+ Nếu thiếu các thủ tục kiểm soát rà soát thông tin về các bên liên quan và giao dịch với các bên liên
quan _> Rủi ro sai sót trọng yếu về các bên liên quan (khai báo trên thuyết minh không đầy đủ); về các
yếu tố giao dịch với các bên liên quan, đặc biệt lãi đi vay và cho vay
+ Thiếu các kiểm soát đánh giá việc sử dụng bằng chứng của kiểm toán viên khác về kiểm toán BCTC
các cty con, liên kêt -> sai sót trọng yếu đối với CSDL đánh giá phân bổ khoản mục đầu tư vào cty
con, liên kết
-Thủ tục kiểm toán:
-> Đọc các Biên bản HĐQT, BKS, BGD/ hay phỏng vấn về các bên liên quan

-> Thảo luận với kiểm toán viên đơn vị thành viên về khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trong
các thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị thành viên (cty con hay li ên k ết)
6. Số dư đầu năm tiềm ẩn sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ này.
Giải thích: Do các năm trước được kiểm bởi KTV & cty kiểm toán khác. và những rủi ro được phân
tích trên, báo cáo tài chính kỳ này sẽ chịu ảnh hưởng trọng yếu do các sai sót kỳ trước.
Thủ tục: Kiểm tra số dư đầu năm của báo cáo tài chính và tiến hành các điều chỉnh hồi tố cũng như yêu
cầu thuyết minh thích hợp đối với tất cả các khoản sai sót.

Bài 10
KTV Phương được giao phụ trách kiểm toán BCTC cho công ty cổ phần CTM, công ty kinh doanh
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông – cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X3. Đây là
năm đầu tiên công ty CTM thực hiện kiểm toán BCTC dù đã hoạt động được ba năm. Hoạt động chính
của CTMy là cung cấp phần mềm (tỷ trọng doanh thu trên 60%) và dịch vụ internet (tỷ trọng doanh thu
trên 30%), còn lại là hoạt động tài chính. Dưới đây là một số thông tin mà KTV Phương thu thập qua
quá trình tìm hiểu khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán:
1.Tình hình kinh doanh của CTM phát triển rất tốt vào những năm X1 &X2, nhưng đến năm X3, có
chiều hướng đi xuống, do sự xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh là các công ty nước ngoài. Các hợp
đồng cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng thường có thời hạn dài (trên một năm).

27
NTTH- bài tập RRKT- 2021

2. Để đảm bảo đạt kế hoạch lợi nhuận (tăng 15% so với năm trước) CTM đã ban hành chính sách bán
hàng mới từ tháng 2/ X3, theo đó, thời gian trả nợ của khách hàng tăng gấp 1,2 lần so với năm X2.
Đồng thời, vào tháng 12, công ty cũng đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi như: tặng thiết bị
kết nối cho khách hàng sử dụng dịch vụ internet. Giám đốc kinh doanh của công ty cho biết, nhờ các
chính sách này mà số lượng khách hàng đã tăng đáng kể.
3. Trong năm công ty CTM đã cho một số công ty con vay ngắn hạn 10 tỷ đồng với lãi suất 12% mà
không có tài sản đảm bảo.
4. Công ty có tuyển dụng giám đốc tài chính mới và đồng thới tái cấu trúc công ty: giám đốc phát
triển dự án phụ trách phòng kế toán.
Mặc dù có nhiều thay đổi về chính sách bán hàng trong năm X3, nhưng giám đốc dự án phụ trách kế
toán cho rằng Kế toán trường có năng lực chuyên môn tốt và để tiết kiệm chi phí, không cần thiết rà
soát, điều chỉnh lại quy định về bán hàng cùng các thủ tục kiểm soát khác..
Thông tin mà KTV thu thập sơ bộ như sau: (đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu X1 X2 X3
Doanh thu (bao gồm DT tài chính) 446 391 544
Lợi nhuận trước thuế 9 10 15
Tiền (ngày 31/12) 28 37 35
Nợ phải thu khách hàng (31/12) 50 44 96
Dự phòng nợ phải thu khó đòi (31/12) (3) (1) (1)
Nợ phải thu ngắn hạn (bên liên quan) (31/12) 123 127 135
Hàng tồn kho (31/12) (không lập dự phòng) 28 18 20
TSCĐ HH (giá trị còn lại ngày 31/12) 26 28 39
TSCĐ VH (giá trị còn lại ngày 31/12)(*) 65 25 56
XDCB dở dang (ngày 31/12) 28 13 1
Đầu tư vào cty con, liên kết (ngày 31/12) 8 4 4
Tổng tài sản(ngày 31/12) 353 292 385
Người mua ứng trước (ngày 31/12) 90 85 82
Phải trả người bán (ngày 31/12) 36 44 63
Phải trả ngắn hạn khác (gồm vay bên liên quan) (31/12) 42 20 61
Vay dài hạn (ngày 31/12)(**) 96 44 65
Vốn đầu tư chủ sở hữu (ngày 31/12) 80 80 80
Lợi nhuận chưa phân phối (ngày 31/12) 9 19 34
Tổng nguồn vốn (ngày 31/12) 353 292 385
(*): TSCĐ vô hình chủ yếu là chi phí phát triển.
(**): vay dài hạn chủ yếu vay ngoại tệ để nhập khẩu hang hóa, thiết bị.
28
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Yêu cầu: Anh/ chị hãy


d. Đánh giá rủi ro kinh doanh, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên các thông tin mà KTV
Minh thu thập được. Cho biết ảnh hưởng (nếu có) của việc thiếu các thủ tục kiểm soát cần thiết
đến sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. (3 đ)
e. Nhận diện các khoản mục trên BCTC có thể có rủi ro có sai sót trọng yếu.(1,5đ)
f. Cho biết các thủ tục kiểm toán kiểm toán viên cần thực hiện để đối phó rủi ro có sai sót trọng
yếu (1,5).

Giải:
1.Doanh thu: Rủi ro 1 (dựa vào thông tin chung 1&2&4 và phân tích biến động doanh thu): Liên
quan đến sai sót trọng yếu liên quan doanh thu:
Rủi ro kinh doanh: do cạnh tranh gay gắt, xu hướng giảm doanh thu trong năm X3, đặc biệt lĩnh vực
công nghệ phần mềm -chiếm phần lớn doanh thu bán hàng (60%) của cty & các chính sách khuyến mại
do công ty đề xướng về dịch vụ internet > ảnh hưởng kết quả kinh doanh.
Rủi ro tiềm tàng:
+Áp lực tăng lợi nhuận 15% so với năm trước trong điều kiện khó khăn chung (yếu tố động cơ/ áp
lực)-> áp lực tang doanh thu, giảm chi phí
+ Đặc điểm kinh doanh: khuyến mãi thiết bị kết nối -> khó phân biệt ghi nhận doanh thu dịch vụ &
doanh thu bán hàng hóa; thường KH đóng tiền sử dụng dịch vụ thời gian dài (trên một năm - người
mua ứng trước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm trong X3 trong khi doanh thu tăng) -> ảnh
hưởng đến ghi nhận doanh thu đúng kỳ và phân loại doanh thu đúng.
Đưa đến rủi ro doanh thu – cơ sở dẫn liệu hiện hữu, phân loại, đúng kỳ
 Phân tích sơ bộ doanh thu năm X3 so với X2 (39%), trong khi X2 giảm so với X1 là -12%,
trong khi thị trường năm X1& 2 tăng, nhưng giảm trong năm X8.
+ Doanh thu tài chính từ cho vay các cty con chiếm khoảng 3-4% doanh thu.
(Ước tính doanh thu tài chính: dư nợ cho vay nội bộ *12% (X1, X2: 15 t ỷ; X3: 16 t ỷ)).
+ Doanh thu hàng hóa (kh ảng 10% doanh thu – doanh thu tài chính) - chiếm 6-> 7%)
+ Doanh thu công ngh ệ & internet : chiếm 60% & 30%.
 Người mua ứng trước: chiếm tỷ trọng lớn (X1: 38%; X2: 36% & X3: 24%).
Rủi ro kiểm soát: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong lĩnh vực viễn thông khá phức tạp, phòng kế
toán do giám đốc phát triển dự án phụ trách> cơ cấu tổ chức không phù hợp -> rủi ro ghi nhận sai
doanh thu.
Rủi ro có sai sót trong yếu: Doanh thu có khả năng khai cao, không đúng kỳ, phân loại sai.
29
NTTH- bài tập RRKT- 2021

Thủ tục kiểm toán:


- Kiểm tra các chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán hàng có giá trị lớn, bao gồm hợp đồng
với khách hàng và điều kiện ghi nhận doanh thu dịch vụ & hàng hóa.
- Kiểm tra việc phân loại doanh thu giữa doanh thu bán hàng hóa & dịch vụ, doanh thu tài chính.
2 Nợ phải thu khách hàng (thông tin 2&4, phân tích sơ bộ) (rủi ro 2)
+ Rủi ro tiềm tàng: do tăng canh tranh trong ngành -> cty tàng thời gian trả nợ so với trước, tức nới
lỏng chính sách bán chịu -> tiềm ẩn bán hàng cho các Kh khó có thể trả nợ đầy đủ -> RRSSTY khoản
mục nợ phải thu ở cơ sở dẫn liệu là đánh giá phân bổ.
+ Phân tích sơ bộ khoản mục:
- Nợ phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn (với tỷ trọng X1,X2,X3 lần lượt là 14%, 15% & 17%) ->
tiềm ẩn nếu khoản mục SSTY sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng thể.
- Nếu loại trừ yếu tố tàng thời hạn trả nợ 1,2 lần, thì vòng quay nợ phải thu X1,x2,X3 lần lượt là 8,9
vòng ; 8,9 vòng & 6,8 vòng) -> tiềm ẩn rủi ro đối với CSDL hiện hữu.
-Tỷ trong dự phòng nợ khó đòi thấp và giảm trong năm X3, trong khi chính sách tín dụng rộng rãi hơn.
+ Rủi ro kiểm soát: chính sách bán chịu nới lỏng hơn so với năm trước, phát triển các thị trường mới,
tằng cường các chính sách khuyến mãi -> cần có các thủ tục kiểm soát cũng như điều chỉnh quy trình
bán hàng cho phù hợp với thị trường mới, nhưng DN không thay đổi các quy trình và thủ tục -> Rủi ro
sai sót khoản mục nợ phải thủ với các cơ sở dẫn liệu: hiện hữu/quyền; đánh giá và phân bổ.
+ các thủ tục kiểm toán cần thiết:
-> Gửi thư xác nhận nợ phải thu khách hàng
-> Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu sổ chi tiết & sổ cái
-> kiểm tra việc lập dự phòng
3. Nợ phải trả cho khách hàng (Người mua ứng trước):
(i) Nợ phải trả về khách hàng ứng trước: rủi ro 3 (từ phân tích đặc điểm nợ phải trả khách hàng
ứng trước trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông , thông tin 1 & phân tích sơ bộ)
Rủi ro tiềm tàng: Do đặc điểm kinh doanh, ghi nhận doanh thu không phù hợp (khai khống doanh thu)
-> khách hang ứng trước rủi ro tiềm tàng khai thiếu.
Phân tích sơ bộ:
Tỷ trọng nợ phải trả khách hang ứng trước cao và có giảm trong năm X3: X1:25%; X2: 29%, X3: 21%
trong tổng nguồn vốn) >>>???
Rủi ro kiểm soát: Thiếu các thủ tục cần thiết cho các thay đổi -> ghi nhận doanh thu trong năm sai ->
Ứng trước của khách hàng bi khai thiếu.

30
NTTH- bài tập RRKT- 2021

 Rủi ro SSTY: Ứng trước của khách hàng ứng sai ở CSDL đầy đủ.
(ii) Nợ vay dài hạn: Chủ yếu vay ngoại tệ -> rủi ro tiềm t àng đánh giá sai tỷ gia ngoai tê>> CSDL
đánh giá-phân bổ.
 Thủ tục kiểm toán: Gửi thư xác nhận nợ vay; Kiểm tra chứng từ của nghiệp vụ vay, thanh toán,
kiểm tra quy đổi tỷ giá cuối kỳ với vay ngoại tệ.
4. Thông tin về các bên liên quan (Thông tin 3 & phân tích sơ bộ)
- Rủi ro tiềm tàng: Cty có các khoản đầu tư vào cty con -> xuất hiện các bên liên quan và giao dịch các
bên liên quan -> rủi ro tiềm tàng về các bên liên quan & đánh giá khoản đầu tư vào cty con, liên kết
Cho các công ty con vay nhưng không có tài sản đảm bảo. -> khả năng giao dịch không có thật -> rủi
ro ghi nhận không doanh thu tài chính về lãi cho vay. Ngoài ra: rủi ro khai khống tổng tài sản (nợ phải
thu- bên cho vay) & nợ phải trả (bên đi vay) trên BCTC hợp nhất khi không loại bỏ số dư nội bộ.
-Phân tích sơ bộ: Tỷ trọng nợ phải thu các bên liên quan & nợ phải trả các bên liên quan chiếm tỷ trọng
lớn và tăng trong n ăm X3.
-Rủi ro kiểm soát:
+ Nếu thiếu các thủ tục kiểm soát rà soát thông tin về các bên liên quan và giao dịch với các bên liên
quan _> Rủi ro sai sót trọng yếu về các bên liên quan (khai báo trên thuyết minh không đầy đủ); về các
yếu tố giao dịch với các bên liên quan, đặc biệt lãi đi vay và cho vay
+ Thiếu các kiểm soát đánh giá việc sử dụng bằng chứng của kiểm toán viên khác về kiểm toán BCTC
các cty con, liên kết -> sai sót trọng yếu đối với CSDL đánh giá phân bổ khoản mục đầu tư vào cty
con.
-Thủ tục kiểm toán:
-> Đọc các Biên bản HĐQT, BKS, BGD/ hay phỏng vấn về các bên liên quan

-> Thảo luận với kiểm toán viên đơn vị thành viên về khả năng xảy ra sai sót trọng yếu trong các
thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị thành viên (cty con hay liên kết)
5. Tài sản dài hạn: (Thông tin bổ sung và phân tích sơ bộ)
- Rủi ro tiềm tàng: Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng đáng kể là TSVH “Chi phí phát triển) -> dễ sai sót
xác định điều kiện ghi nhận “chi phí phát triển” là TSVH
- Phân tích sơ bộ:
TSVH- chi phí phát triển co tỷ trọng đáng kể: X1:18%; X2: 9% & X3: 15%
- Rủi ro kiểm soát: cần có các kiểm soát nhằm đánh giá điều kiện ghi nhận & đánh giáTSVH
-> Rủi ro SSTY: khoản mục ở CSDL hiện hữu, đánh giá & phân bổ.

31
NTTH- bài tập RRKT- 2021

-> Thủ tục kiểm toán: kiểm tra điều kiện ghi nhận TSVH; kiểm tra chi ph1i chi tiết phát sinh cho dự án
phát triển tương ứng.
6.Số dư đầu năm tiềm ẩn sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính kỳ này.
Giải thích: đây là năm đầu tiên kiểm BCTC của cty và những rủi ro được phân tích trên, báo cáo tài
chính kỳ này sẽ chịu ảnh hưởng trọng yếu do các sai sót kỳ trước.
Thủ tục: Kiểm tra số dư đầu năm của báo cáo tài chính và tiến hành các điều chỉnh hồi tố cũng như yêu
cầu thuyết minh thích hợp đối với tất cả các khoản sai sót.

32

You might also like