9 10 PTDGCK

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

9/ Phân Tích Ngành.

So với ngành công nghệ thông tin –viễn thông trên thế giới, lĩnh vực này tại Việt
Nam vẫn còn tương đối ở mức đang phát triển. Nhưng với tình hình ngày càng hiện
đại hoá,CNTT- viễn thông được xem là mũi nhọn tiên phong cho sự phát triển của
đất nước. Tính trong ba quý đầu của năm 2022, doanh thu ngành CNTT- viễn thông
đã đem đến mức tăng trưởng 7,1% so với năm 2021, đạt gần 249 nghìn tỷ đồng.FPT
telecom có thể được xem là một trong những tiên phong của ngành viễn thông bên
cạnh những cái tên lớn như VNPT Vinaphone, Viettel,…
FPT Telecom là 1 trong 3 nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu tại Việt Nam. Theo
số liệu thống kê từ Cục Viễn thông, năm 2015 FPT Telecom chiếm 25,4% thị phần
thuê bao internet cáp quang trên toàn quốc. Mảng viễn thông truyền thống của FPT
Telecom đã được đầu tư phát triển mạnh mẽ với hơn 10.000 km tuyến trục, thực hiện
3 tuyến kết nối quốc tế, mở rộng Data Center... Trong bối cảnh 5G, Internet of thing
(IOT), ảo hóa, tích hợp giữa mạng Wifi và LTE, Cloud đang bùng nổ mạnh mẽ, FPT
Telecom đã và đang nghiên cứu phát triển các dịch vụ nội dung mới nhằm củng cố
vững chắc vị thế của mình trên bản đồ công nghệ viễn thông Việt nam.Để có thể
phân tích được khả năng hoạt động của công ty và khả năng cạnh tranh trong cùng
phân khúc ngành, ta cần phân tích các chỉ số tài chính.

TÀI SẢN 2017 2018 2019 2020 2021


A. Tài sản lưu động và đầu tư 4.260.887 7.034.989 6.934.017 9.350.395 13.672.034
ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương 637.367 544.516 552.34 630.611 374.930
đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính 1.472.830 3.792.299 4.173.210 6.608.557 11.238.439
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn 836.928 984.461 987.902 1.001.734 1.208.969
hạn
IV. Tổng hàng tồn kho 519.57 840.231 656.73 627.896 689.688

V. Tài sản ngắn hạn khác 794.191 873.482 563.835 481.597 160.007

B. Tài sản cố định và đầu tư 3.956.838 4.688.852 6.396.938 6.730.574 7.377.374


dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn 21.095 22.061 25.876 31.522 34.079

II. Tài sản cố định 3.456.646 4.089.813 4.791.799 4.894.108 4.907.968


III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0

IV. Tài sản dở dang dài hạn 17.227 48.95 128.115 307.445 480.692

V. Các khoản đầu tư tài chính 6 6 6 6.2 6.2


dài hạn
VI. Tổng tài sản dài hạn khác 428.448 522.027 1.445.148 1.491.299 1.948.435

VII. Lợi thế thương mại 27.422 0 0 0 0

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.217.725 11.723.841 13.330.955 16.080.969 21.049.408

NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả 4.916.041 7.602.614 8.308.254 11.002.713 14.760.410

I. Nợ ngắn hạn 4.763.337 7.388.207 7.967.680 10.717.109 13.967.863

II. Nợ dài hạn 152.703 214.406 340.574 285.605 792.547

B. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.301.684 4.121.227 5.022.700 5.078.256 6.288.998

I. Vốn chủ sở hữu 3.301.684 4.121.227 5.022.700 5.078.256 6.288.998

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 8.217.725 11.723.841 13.330.955 16.080.969 21.049.408

Đơn vị: nghìn VNĐ


Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần viễn thông FPT

Lợi nhuận của doanh nghiệp xuất phát từ doanh thu + các khoản thu nhập khác - tất
cả chi phí bao gồm (Giá vốn, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp). Do đó ngoài doanh thu từ các hoạt động kinh doanh cơ bản, doanh
nghiệp còn gia tăng thu nhập qua các hoạt động cho vay , đầu tư cổ phiếu trái phiếu,
đầu tư vào các doanh nghiệp khác,....Nên nguồn tiền mặt của công ty hiện đang ở
mức đáng báo động.
TÀI SẢN 2017 2018 2019 2020 2021
A. Tài sản lưu động và đầu tư 51.850% 60.006% 52.014% 58.146% 64.952%
ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương 7.756% 4.645% 4.143% 3.921% 1.781%
đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính 17.923% 32.347% 31.305% 41.096% 53.391%
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 10.184% 8.397% 7.411% 6.229% 5.743%

IV. Tổng hàng tồn kho 6.323% 7.167% 4.926% 3.905% 3.277%

V. Tài sản ngắn hạn khác 9.664% 7.450% 4.230% 2.995% 0.760%

B. Tài sản cố định và đầu tư dài 48.150% 39.994% 47.986% 41.854% 35.048%
hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn 0.257% 0.188% 0.194% 0.196% 0.162%

II. Tài sản cố định 42.063% 34.885% 35.945% 30.434% 23.316%

III. Bất động sản đầu tư 0.000% 0.000% 0.000% 0.000% 0.000%

IV. Tài sản dở dang dài hạn 0.210% 0.418% 0.961% 1.912% 2.284%

V. Các khoản đầu tư tài chính dài 0.073% 0.051% 0.045% 0.039% 0.029%
hạn
VI. Tổng tài sản dài hạn khác 5.214% 4.453% 10.841% 9.274% 9.256%

VII. Lợi thế thương mại 0.334% 0.000% 0.000% 0.000% 0.000%

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 100% 100% 100% 100% 100%

NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả 59.82% 64.85% 62.32% 68.42% 70.12%

I. Nợ ngắn hạn 57.96% 63.02% 59.77% 66.64% 66.36%

II. Nợ dài hạn 1.86% 1.83% 2.55% 1.78% 3.77%


B. Nguồn vốn chủ sở hữu 40.18% 35.15% 37.68% 31.58% 29.88%

I. Vốn chủ sở hữu 40.18% 35.15% 37.68% 31.58% 29.88%

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100% 100% 100% 100% 100%

Đơn vị:%
Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần viễn thông FPT theo đơn vị %
 Qua từng năm ,tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản tăng lên tương đối ổn định và
nhanh chóng, đặc biệt là giai đoạn 2019 – 2021 có sự bức phá với con số tăng
trưởng lên đến 12,94%.Tuy nhiên về khoản mục tiền mặt và các tài sản ngắn hạn
khác của doanh nghiệp lại có sự sụt giảm nghiêm trọng.Đỉnh điểm vào năm 2021,
công ty chỉ nắm giữ 1,78% tiền mặt trên tổng tài sản và các khoản mục tương
đương cũng suy giảm nhanh chóng. Để lý giải cho việc này, công ty đã dùng tiền
mặt gia tăng các hoạt động vào các khoản đầu tư ngắn hạn, khiến khoản mục này
trong 5 năm tăng đột biến 35,46%.Việc tận dụng tiền mặt và các tài sản ngắn hạn
khác dùng vào đầu tư sẽ có những mặt rủi ro thanh khoản nhất định như làm giảm
khả năng thanh toán tức thì của công ty và trong ngắn hạn sẽ khó đảm bảo lượng
tiền mặt thanh toán các khoản chi trả nhất định.Tuy nhiên, khả năng thanh toán
hiện hành và khả năng thanh toán nhanh vẫn được đảm bảo từ các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn.
 Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của tài sản ngắn hạn,tài sản dài hạn cũng có sự
tăng trưởng ổn định.Tuy nhiên tài sản dài hạn trên tổng tài sản lại có sự giảm sút
nhất định, tuy có bật lên trong năm 2019 nhưng xu hướng chính vẫn là giảm
xuống.Phần lớn tài sản dài hạn của công ty phụ thuộc vào khoản mục tài sản cố
định khi nó chiếm hơn ¾ lượng tài sản dài hạn trong 5 năm.Từ 2019, công ty đã có
xu hướng giảm thiểu lượng tài sản cố định và thay thế sang mục tài sản dài hạn
khác khi danh mục này tăng gấp đôi so với năm 2017,2018.
 Nợ phải trả của công ty đã tăng liên tục qua từng năm và đến năm 2021 đã lên đến
con số 13,967,863 nghìn tỷ, chiếm tận 70,12% so với nguồn vốn.Đa phần trong số
nợ phải trả đến từ những khoản nợ ngắn hạn trong khi khoản nợ dài hạn chỉ chiếm
rất ít ( trung bình trong 5 năm chỉ ở mức 2,36% trên tổng nguồn vốn).Về mặt ngắn
hạn, công ty đang nằm trong tình trạng báo động khi mức nợ ngắn hạn đang quá
cao so với tài sản ngắn hạn nắm giữ.Lương tiền mặt so với nợ ngắn hạn là cực kì
thấp khi hệ số thanh toán tức thời đã liên tục giảm và chỉ ở mức 0,026 tại năm
2021.Các hệ số thanh toán khác cũng chỉ ra tình trạng rủi ro thanh khoản cực cao
khi luôn nằm ở mức dưới 1.Tình trạng này về mặt ngắn hạn sẽ tiềm tàng vô cùng
nhiều rủi ro nếu công ty liên tục phụ thuộc vào các khoản vay nợ nhưng lại không
nắm giữ đủ lượng tiền và tài sản ngắn hạn để giải quyết.
 Vốn chủ sở hữu của công ty cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi chỉ trong 5 năm
đã tăng gấp đôi.Nhưng đứng trước tình trạng nợ phải trả của doanh nghiệp lại tăng
đột biến, tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng vốn lại giảm sút.

2017 2018 2019 2020 2021


Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.894517226 0.952191648 0.870268008 0.872473631 0.97882074
Hệ số thanh toán nhanh 0.785440333 0.838465679 0.787843764 0.813885442 0.929443967
Tổng nợ trên vốn chủ sỡ hữu 1.488949578 1.844745266 1.654141 2.166632206 2.34702094
Hệ số thanh toán lãi vay 11.23965871 11.95500838 9.607915947 9.547333023 4.370221569
Hệ số thanh toán tức thời 0.133806825 0.073700696 0.069322563 0.058841522 0.026842331

Có thể thấy trong 5 năm gần nhất, tiền mặt nắm giữ của công ty luôn ở mức rất thấp.
Điều này dẫn đến các hệ số thanh toán đều ở mức báo động và có thể mang đến rất nhiều
rủi ro cho doanh nghiệp trong ngắn hạn đặc biệt ở khả năng thanh khoản và trả nợ. Tổng
nợ trên vốn CSH của công ty cũng đang ở mức tiềm tàng nhiều rủi ro và hệ số thanh toán
lãi vay qua từng năm càng suy giảm khiến cho công ty khó có thể đảm bảo khả năng
thanh toán chi trả đúng hạn.Hệ số thanh toán ngắn hạn lại có phần tăng nhẹ do phụ thuộc
vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, trái ngược với đó, hệ số thanh toán tức thời lại
giảm sút cực nhanh tại năm 2021 khi chỉ bằng 1/6 so với năm 2017.

2017 2018 2019 2020 2021


1. Tổng doanh thu hoạt động 7.677.901 8.854.833 10.471.611 11.552.203 12.698.134
kinh doanh
2. Các khoản giảm trừ doanh 26.541 33.31 73.184 86.049 11.718
thu
3. Doanh thu thuần (1)-(2) 7.651.360 8.821.523 10.398.427 11.466.154 12.686.416

4. Giá vốn hàng bán 3.937.312 4.603.932 5.342.393 5.741.083 6.598.135

5. Lợi nhuận gộp (3)-(4) 3.714.048 4.217.591 5.056.034 5.725.071 6.088.281

6. Doanh thu hoạt động tài 149.686 211.038 266.886 354.269 496.205
chính
7. Chi phí tài chính 121.508 145.705 215.487 255.671 300.745
-Trong đó: Chi phí lãi vay 118.844 133.047 210.057 242.653 710.615

8. Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong 0 0 0 0 0


công ty liên kết liên doanh
9. Chi phí bán hàng 683.625 959.987 1.138.257 1.493.198 1.884.539

10. Chi phí quản lý doanh 1.819.953 1.868.791 2.166.672 2.266.716 2.009.848
nghiệp
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt 1.238.648 1.454.146 1.802.505 2.063.754 2.389.354
động kinh doanh (5)+(6)-
(7)+(8)-(9)-(10)
12. Thu nhập khác 17.561 8.523 10.871 19.28 14.837

13. Chi phí khác 39.287 5.137 5.223 8.998 9.261


14. Lợi nhuận khác (12)-(13) -21.726 3.385 5.648 10.282 5.576

15. Tổng lợi nhuận kế toán 1.216.922 1.457.531 1.808.153 2.074.036 2.394.930
trước thuế (11)+(14)
16. Chi phí thuế TNDN hiện 218.099 276.203 344.936 436.076 458.847
hành
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 24.198 21.732 0 -25.941 20.245

18. Chi phí thuế TNDN 242.297 297.935 344.936 410.136 479.092
(16)+(17)
19. Lợi nhuận sau thuế thu 974.624 1.159.596 1.463.218 1.663.900 1.915.838
nhập doanh nghiệp (15)-(18)
20. Lợi nhuận sau thuế của cổ 102.279 110.249 111.858 88.885 95.713
đông không kiểm soát
21. Lợi nhuận sau thuế của cổ 872.345 1.049.347 1.351.360 1.575.016 1.820.124
đông của công ty mẹ (19)-(20)
Đơn vị : Nghìn VNĐ
Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2017-2021 (Nguồn: Fireant.vn)
 Khả năng sinh lợi:
Các chỉ số 2017 2018 2019 2020 2021
Tỷ lệ lợi nhuận gộp 48.54% 47.81% 48.62% 49.93% 47.99%
Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động 15.82% 15.74% 16.84% 17.14% 17.29%
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế
(EBIT) 14.27% 14.24% 14.82% 15.02% 11.69%
Lợi nhuận hoạt động 1,210,470 1,388,813 1,751,105 1,965,157 2,193,894
Đơn vị: Nghìn VNĐ
Có thể thấy, lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm xuống nhưng
không quá lo ngại.Nhìn chung, lợi nhuận hoạt động kinh doanh vẫn tăng trưởng tốt
qua các năm.Giai đoạn từ 2017 đến 2021 đánh dấu sự tăng trưởng trong lợi nhuận
hoạt động kinh doanh lên đến hơn 81%.
 Phân tích định giá doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động:

2017 2018 2019 2020 2021

EPS ( Nghìn đồng) 5.18 4.16 4.81 5.16 4.93

BV ( Nghìn đồng) 21.9 18.22 20.19 18.56 19.15

P/E 14.38 12.24 9.09 10.87 14.97

ROA (%) 10.62 8.95 10.14 9.79 8.65

ROE ( %) 26.42 25.46 26.91 31.01 28.94


Đơn vị: nghìn VNĐ
Tỷ số P/E của công ty ổn định qua từng năm khi chỉ dao động trong khoảng từ 9.09
đến 14.97.Nhưng từ năm 2020 sang 2021, P/E lại tăng vọt 4,1 điểm cho thấy mức độ
tăng trưởng của công ty là rất tốt.Tuy nhiên P/E đạt mức 14,97 cũng cho thấy độ rủi
ro khi công ty có thể đang dần tiến đến cuối chu kỳ tăng trưởng khi chỉ số EPS cũng
đã giảm nhẹ từ 5.16 còn 4.93 sau năm 2020.
Theo các thông tin từ báo cáo kinh doanh, ta nhận định được rằng việc ROA năm
2021 giảm so với năm 2020 là do tổng tài sản bình quân 2021 tăng so với 2020.Tuy
có sự giảm nhẹ nhưng đây không phải là một tín hiệu đáng lo ngại vì lợi nhuận sau
thuế vẫn tăng đều.V iệc ROA giảm là do công ty tăng cường các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn như một biện pháp nhằm thu lợi nhuận thay cho việc sản xuất kinh
doanh.
Với chỉ số ROE trung bình của ngành Viễn thông chỉ trong khoảng từ 19% - 22%,
FPT Telecom rõ ràng đang có mức tăng trưởng khá tốt so với các đối thủ cùng ngành
khi mức ROE trung bình 5 năm của FPT telecom nằm ở mức 27,74%.Tuy có suy
giảm nhẹ ở mức hơn 2% vào năm 2021 nhưng con số đó là không đáng kể.

 So sánh giữa trong ngành FPT Telecom và Vinaphone


Để dễ dàng so sánh khả năng hoạt động trong ngành của FPT telecom, ta đặt lên bàn
cân so với VNPT Vinaphone, một công ty viễn thông luôn được xem là đối thủ cạnh
tranh của FPT telecom kể từ khi thành lập đến nay.Xét báo cáo tài chính tổng thể của
năm gần nhất là 2021, khoảng cách doanh thu giữa FPT telecom và VNPT
Vinaphone dần dần thu hẹp. Thời điểm 2016, khi Vinaphone đạt doanh thu hơn 37
nghìn tỷ đồng thì Fpt telecom chỉ vỏn vẹn bằng 1/6 với con số khoảng hơn 6 nghìn tỷ
đồng. Đến hết năm 2021, FPT telecom phần nào đó đã rút ngắn khoảng cách khi
doanh thu tăng lên đến 16 nghìn tỷ đồng trong khi đà tăng trưởng doanh thu của
Vinaphone dần chững lại khi đạt 41,5 nghìn tỷ đồng.

Nguồn : Cafef.vn
Tuy nhiên, so với sự chênh lệch doanh thu giữa 2 công ty, về mặt lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh, FPT telecom hầu như đều thu về cao hơn so với Vinaphone. Chỉ
riêng 2 năm 2017 và 2018 là bị Vinaphone vượt mặt nhưng khoảng cách chênh lệch
là rất thấp. Cuối năm 2021, FPT đạt mức lợi nhuận lên đến 2,395 nghìn tỷ đồng, cao
gấp 1,4 lần so với con số 1,750 tỷ đồng của Vinaphone. Từ lợi nhuận của năm 2021,
có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của FPT telecom vào khoảng
18,9% trong khi Vinaphone chỉ đạt 4,2%. Đây là một con số phản ánh hiệu quả kinh
doanh của FPT telecom khá cao trong ngành viễn thông.Xét về mặt lợi nhuận,khi sự
tăng trưởng trong doanh thu của FPT ngày càng thể hiện rõ nét thì Vinaphone có
phần chững lại và dần đi ngang.

Nguồn : Cafef.vn
10/ Cơ Hội, Rủi Ro.
1. Vi Mô
 Cơ hội:
Với nền tảng là tập đoàn FPT đứng sau, FPT telecom được hưởng lợi rất nhiều từ danh
tiếng và nguồn tài nguyên khổng lồ. FPT Telecom là một trong những đơn vị viễn thông
dẫn đầu, tiên phong đổi mới mang chất lượng dịch vụ tốt đến cho Khách hàng, là nhà
mạng được yêu thích và tin dùng tại Việt Nam.
FPT Telecom đã giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ về Camera thông minh FPT
Camera, Ví điện tử và Cổng thanh toán Foxpay, Hệ thống bảo vệ an toàn kết nối F-Safe,
Giải pháp hội họp video trực tuyến OnMeeting, Hệ thống nhà thông minh FPT
Smarthome... đồng thời liên tục nâng cấp cải tiến các kênh chăm sóc khách hàng thông
qua nền tảng công nghệ OmniChannel Contact Center để giúp khách hàng thuận tiện hơn,
có những trải nghiệm nhất quán đồng bộ và nhanh chóng hơn trong việc tương tác với
FPT Telecom trên mọi kênh, mọi điểm tiếp xúc.
 Rủi ro:
Trong ngắn hạn các mảng hoạt động kinh doanh của FPT Telecom đều có thể duy trì tốc
độ tăng trưởng ổn định trong 3-5 năm tới.Tuy nhiên, việc đảm bảo khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty lại là một vấn đề lớn khi các chỉ số tài chính đưa ra cho thấy nguồn
tiền của công ty không được đảm bảo và có phần thiếu hụt.Khả năng thanh toán trong
ngắn hạn của FPT Telecom đang cực kì báo động và khả năng thanh khoản mất dần sẽ
đem đến các rủi ro cực kì nguy hiểm cho công ty.Lượng tiền mặt để đảm bảo chi trả cho
các khoản nợ luôn nằm ở con số rất thấp khiến FPT Telecom có thể sẽ đối mặt với nhiều
khủng hoảng thanh khoản nếu không được giải quyết sớm.
Trong dài hạn biên lợi nhuận của FPT Telecom có thể chững lại dù cho số lượng thuê bao
khách hàng tăng lên.Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc phải giảm giá các gói cước để có
thể cạnh tranh ngang hàng so với các doanh nghiệp cùng ngành.Bên cạnh đó, các doanh
nghiệp cùng ngành như Viettel hay Vinaphone có thể tung ra nhiều chương trình khuyến
mãi khác nhằm lôi kéo khách hàng sẽ khiến FPT không dễ mở rộng thị phần. Dự báo FPT
sẽ khó có thế tăng trưởng đột biến như những năm trước do số lượng khách hàng đã bão
hoà và 2 đối thủ VNPT, Viettel dần cạnh tranh khốc liệt.
2. Vĩ Mô
 Cơ hội:
Với nền tảng công nghệ lõi từ tập đoàn FPT, FPT telecom hoàn toàn có thể đứng vững
trên thị trường quốc tế.FPT Telecom đã cung cấp đa dạng các giải pháp công nghệ hiện
đại, có độ bảo mật và an toàn cao cho nhiều doanh nghiệp quốc tế như: FPro, Hy-gio
Cloud, S3 Storage, FPT Cloud Hub, FDrive, Fshare, FPT Cloud Connect, trung tâm dữ
liệu (data center) đạt chuẩn quốc tế Tier III…
 Rủi ro:
Các mảng như FPT Play, FPT TV ngày càng khó phát triển khi giới trẻ hiện nay ngày
càng hướng đến sử dụng những ứng dụng công nghệ từ các tập đoàn quốc tế như Netfilx,
Facebook, Youtube,….. Mảng kinh doanh trực tuyến đã gặp tác động lớn bởi nền kinh tế
thế giới suy thoái, do khách hàng giảm chi vào hoạt động quảng cáo.

Tổng nợ trên Vốn CSH nằm ở mức báo động,nếu không giải quyết vấn đề ở các khoản
nợ, đây sẽ là một rủi ro cực lớn đối với FPT Telecom.

Do tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine, kinh tế thế giới ngày càng trì trệ,nguồn vốn
đầu tư nước ngoài có xu hướng rút ra khỏi thị trường Việt Nam .FPT telecom đứng trước
nguy cơ bị cắt giảm hợp đồng từ các đối tác quốc tế và doanh thu phần mềm từ thị trường
nước ngoài ngày càng giảm sút.

You might also like