THCS1

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

TRUNG TÂM THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH


--------------------------------

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN


THỰC HÀNH MÔN TIN HỌC CƠ SỞ 1
(Tài liệu sử dụng cho sinh viên)

Họ tên sinh viên:........................................

Lớp:..................................................

1
NỘI DUNG THỰC HÀNH (2 buổi-8 tiết)
BUỔI THỰC HÀNH THỨ NHẤT·····················································5

PHẦN I SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS·································6

I.1. Các thao tác quản lý tập tin và thư mục trong Window ········································ 6

I.1.1. Mục đích, yêu cầu ············································································· 6

I.1.2. Tìm hiểu về tập tin và thư mục ····························································· 6

I.1.3. Thực hành-Thao tác tập tin và thư mục ···················································· 7

I.1.4. Bài tập thực hành thao tác tập tin, thư mục··············································· 14

I.2. Các thao tác quản lý thiết bị và phần mềm··························································


16

I.3. Các thao tác sử dụng Internet ······································································ 27

PHẦN II SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG WINDOWS32

II.1. Mục đích và yêu cầu ················································································· 32

II.2. Nội dung thực hành ··········································································· 32

II.2.1. Khởi động ứng dụng ········································································ 32

II.2.2. Thao tác với tệp tin văn bản································································ 33

II.2.3. Chèn dữ liệu vào văn bản ································································· 34

II.2.4. Các thao tác sao chép, dịch chuyển, xóa đoạn văn bản ······························ 35

II.2.5. Định dạng ký tự văn bản-Định dạng phông chữ ······································· 37

II.2.6. Định dạng đoạn văn bản ··································································· 38

II.2.7. Định dạng trang văn bản···································································· 40

II.2.8. Thao tác với bảng ············································································ 41

II.2.9. Chèn tranh, ảnh, biểu đồ vào văn bản ···················································· 44

II.2.10. Các nội dung sinh viên thực hành ở nhà ················································ 46

II.3. Bài tập thực hành soạn thảo văn bản ................................................................... 48

BUỔI THỰC HÀNH THỨ HAI.············································································53

2
BUỔI THỰC HÀNH THỨ NHẤT
Nội dung thực hành:

• Phần 1: Sử dụng hệ điều hành Window

- Các thao tác quản lý file và thư mục

- Các thao tác quản lý thiết bị và phần mềm (ứng dụng)

- Các thao tác sử dụng Internet

• Phần 2: Soạn thảo văn bản (Microsoft Word)

- Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản

- Các thao tác chính

- Các định dạng

- Các đối tượng (bảng biểu, hình vẽ, công thức…)

- Các bước soạn thảo một tiểu luận

3
PHẦN I SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
I.1. Các thao tác quản lý tập tin và thư mục trong Window

I.1.1. Mục đích, yêu cầu

a. Mục đích

Giúp sinh viên nắm được cách phân biệt tập tin (File) và thư mục (Folder), thực hiện được các
thao tác cơ bản trong việc quản lý File và Folder như: chỉnh sửa thư mục và biểu
tượng/shortcuts trên màn hình, tạo Folder mới; lựa chọn các File và Folder, sao chép, di
chuyển, đổi tên, xóa hoặc tìm kiếm File/Folder.

b. Yêu cầu

•Trước khi thực hành

Sinh viên phải học qua các nội dung môn học Tin học học cơ sở 1 theo quy định của Học
viện, đọc trước các nội dung phần hệ điều hành trong bài giảng Tin học cơ sở 1; biết sử dụng
các thao tác cơ bản với máy tính, các thao tác cơ bản.

• Sau khi thực hành

Sau khi thực hành sinh viên phải thành thạo được cách phân tập tin (File) và thư mục
(Folder), nhận biết được tập tin hay thư mục trên màn hình, nhận biết các ổ đĩa, cách lựa chọn
và di chuyển tập tin và thư mục, cách sao chép tập tin và thư mục, thay đỏi cách quan sát các ổ
đĩa, tập tin và thư mục, cách tuỳ biến thay đổi thuộc tính của một thư mục, đổi tên tệp tin và
thư mục, tìm các tệp tin.

I.1.2. Tìm hiểu về tập tin và thư mục

a. Tập tin – File

• Tập tin chương trình (Application File)


- Bao gồm các hướng dẫn chi tiết cho CPU những công việc cần thực hiện
- Lưu trữ trong thư mục chương trình Program Files

• Tập tin dữ liệu (Data File)


- Chứa thông tin được nhập vào và được tạo ra bởi chương trình ứng dụng

• Tập tin hệ thống (System File)


- Hướng dẫn chi tiết cho bộ vi xử lý những công việc cần thực hiện - là 1 phần của hệ thống

• Tất cả các file đều có biểu tượng bao gồm các biểu tượng của chương trình sử dụng như
hình 1

Hình 1. Biểu tượng của chương trình

4
b. Thư mục – Folder

• Thư mục là nơi chứa các tâp tin, là phương tiện tổ chức thông tin của máy tính như
hình 2.

Hình 2. Cấu trúc hình cây của thư mục

•Thư mục được tổ chức theo dạng hình cây và có quan hệ đẳng cấp với nhau
- Root Folder (thư mục gốc): Là thư mục đầu tiên, nó được tạo ra sau khi ổ đĩa
được định dạng như C:\; D:\; A:\.

- Sub Folder (thư mục con): Là thư mục do người dùng tạo ra, bên trong thư
mục có thể chứa một hoặc nhiều thư mục con hoặc một hoặc nhiều tập tin.

I.1.3. Thực hành-Thao tác tập tin và thư mục Sinh viên thực hiện các thao tác theo đúng
trình tự và hướng dẫn:

• Tạo các thư mục

• Lựa chọn tập tin và thư mục

• Sao chép/di chuyển tập tin và thư mục

• Đổi tên tệp tin và thư mục

• Xóa tệp tin và thư mục

• Tìm kiếm tệp tin và thư mục


a. File Explorer trong Windows 10
File Explorer là ứng dụng quản lý tập tin được sử dụng bởi Windows để duyệt các tập tin
và thư mục. Nó cung cấp một giao diện tương tác đồ họa cho người dùng để điều hướng và
truy cập các tập tin được lưu trữ trên máy tính. Mở File Explorer bằng các cách:

• Click vào biểu tượng thanh tác vụ

5
• Nhấn tổ hợp phím  + E để mở File Explorer

• Nhấn tổ hợp phím  + R -> gõ chữ explorer -> OK

Cửa sổ File Explorer bao gồm các phần sau:

• Ribbon File Explorer (1): Trong đó tương tự như Ribbon đặc trưng trong Microsoft Office.
Ribbon chứa các nút cho các tác vụ phổ biến để thực hiện với tập tin và thư mục của bạn.

• Khung điều hướng (2): Cho phép bạn truy cập đến thư viện của bạn như tài liệu, hình ảnh
cũng như các thiết bị lưu trữ. Những thư mục được sử dụng thường xuyên và các thiêt bị mạng.

• Các thư mục sử dụng thường xuyên (3): Trên bên phải có tính năng là các thư mục mà bạn
làm việc gần đây để giúp bạn truy cập nhanh đến chúng.

• Các tập tin gần đây (4): Ở phần dưới của cửa sổ tính năng tập tin và tài liệu mà bạn đã mở
gần đây

6
b. Thao tác tạo thư mục mới.

• Tạo một thư mục mới bằng phím tắt:

- Rê chuột đến vị trí bạn muốn tạo thư mục. Bạn có thể tạo một thư mục

mới (new folder) ở bất kỳ vị trí nào trong không gian ổ cứng hoặc ở trong

một thư mục khác (tạo một thư mục con) trong File Explorer. Bạn cũng có

thể tạo một thư mục mới trên màn hình của mình bằng phương pháp này.

- Nhấn và giữ tổ hợp phím Ctrl + Shift + N. Windows sẽ ngay lập tức tạo

ra thư mục mới với tên thư mục được đề xuất là " New folder ".

- Nhập tên thư mục theo ý bạn.

- Tạo một thư mục mới bằng cách nhấp chuột phải

- Rê chuột đến vị trí bạn muốn tạo thư mục.

- Nhấp chuột phải vào một khoảng trống bất kì trong vị trí thư mục đó.

Hãy cẩn thận với điều này, nếu bạn nhấp chuột phải vào một folder đã có

sẵn, menu sai sẽ hiện lên.

- Chọn “New” rồi chọn “Folder” từ menu đã hiện. Windows lúc đó sẽ

ngay lập tức tạo một thư mục mới tại vị trí mà bạn đã chọn.

- Nhập tên thư mục tùy ý bạn để thay thế " New folder " và nhấn Enter

7
c. Thao tác tạo file mới.

• Trước đây, ở những phiên bản Windows 7 trở về trước, bạn có thêm bất cứ

file nào (.txt, .doc, hoặc 1 file rỗng) vào ổ đĩa C bằng cách tắt User Account

Control. Tuy nhiên, ở phiên bản Windows mới hơn, bạn chỉ có thể tạo một

folder mới trong ổ đĩa C. Đồng thời, các tùy chọn khác đã bị lượt bỏ.

• Tạo file đó ở ổ khác (D, E,...) sau đó copy vào ổ C.

d. Thao tác đổi tên file và thư mục trong Window 10.

• Đổi tên từ Ribbon Menu:

- Truy cập File Explorer và điều hướng đến tệp hoặc thư mục để đổi tên

- Click Rename trên Ribbon Menu

• Đổi tên với Context Menu

- Click chuột phải vào tệp/thư mục đó và chọn Rename.

8
• Đổi tên với phím tắt

- Chọn tệp hoặc thư mục cần đổi tên.

- Sau khi đã chọn được, bạn nhấn F2 để tô sáng tên của tệp.

• Đổi tên với 2 lần click chuột

- Chọn tệp hoặc thư mục cần đổi tên.

- Click trái chuột 1 lần vào file/thư mục, tạm dừng trong 1 giây và sau đó

click thêm 1 lần nữa.

- Sau khi tên được tô xanh, nhập tên mới và nhấn Enter để lưu các thay đổi.

e. Thao tác copy, cut file và thư mục trong Window 10.

• Sử dụng biểu tượng Cut, Copy trong menu chuột phải

- Click chuột phải vào tệp/thư mục đó và chọn Cut hoặc Copy.

9
- Tại vị trí đến Click phải chuột chọn Paste

• Sử dụng biểu tượng Cut, Copy trong Ribbon Menu

- Truy cập File Explorer và điều hướng đến tệp hoặc thư mục để copy, cut

- Click Copy, Cut trên Ribbon Menu

10
• Sử dụng phím tắt

- Chọn tệp hoặc thư mục cần copy hoặc cut.

- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C với copy và Ctrl + X với cut.

- Tại vị trí nhấn tổ hợp phím Ctrl + V cho cả copy và cut

f. Thao tác delete file và thư mục trong Window 10.

• Sử dụng biểu tượng delete trong menu chuột phải

- Click chuột phải vào tệp/thư mục đó và chọn delete

11
• Sử dụng biểu tượng delete trong Ribbon Menu

- Truy cập File Explorer và điều hướng đến tệp hoặc thư mục để delete

- Click Delete trên Ribbon Menu

g. Thao tác tìm kiếm file và thư mục trong Window 10.

• Sử dụng search trong Ribbon Menu

- Truy cập File Explorer và điều hướng đến mục Search

- Điền thông tin cần tìm kiếm

I.1.4. Bài tập thực hành thao tác tập tin, thư mục

a. Tạo cây thư mục, tập tin sau

12
b. Sao chép (copy) tập tin tbts.doc (câu a) vào thư mục Data_2014/Tuyen sinh và đổi

tên thành tbts2014.doc.

c. Sao chép thư mục Data_2014 để tạo thành thư mục mới Data_2015.

d. Xóa tạm thời tập tin TBTS.doc trong thư mục Data_2013. Sau đó khôi phục lại tập

tin này.

e. Xóa hẳn tập tin Gioithieu.ppt trong thư mục Data_2013.

f. Tìm kiếm file system.ini để xem nội dung của tập tin này.

13
I.2. Các thao tác quản lý thiết bị và phần mềm

I.2.1. Mục đích và yêu cầu

a. Mục đích

Giúp sinh viên nắm được cách tùy chỉnh một số thiết lập của hệ thống như tùy

biến màn hình nền, xem các thông tin chung về trạng thái của máy tính: phiên bản hệ

điều hành, dung lượng ổ đĩa cứng, dung lượng bộ nhớ trong v.v. xem và thiết lập lại

ngày giờ; xem và cài đặt điều khiển chuột, xem và thiết lập lại các kết nối mạng như

IP, DNS; xem và gỡ bỏ các phần mềm không sử dụng.

b. Yêu cầu

• Trước khi thực hành

Sinh viên phải học qua các nội dung môn học Tin học học cơ sở 1 theo quy định

của Học viện, đọc trước các nội dung phần hệ điều hành trong bài giảng Tin học cơ sở

1; biết sử dụng các thao tác cơ bản với máy tính, các thao tác cơ bản.

• Sau khi thực hành

Sinh viên thành thạo cách tùy biến màn hình nền, xem được thông tin hệ thống,

cài đặt lại ngày giờ hệ thống, cài đặt điều khiển chuột, xem và thiết lập kết nối mạng,

chỉnh sửa và gỡ bỏ phần mềm không sử dụng trên máy tính.

I.2.2. Thực hành thao tác quản lý thiết bị và phần mềm

Sinh viên thực hiện các thao tác theo đúng trình tự và hướng dẫn:

• Thay đổi tùy biến màn hình nền

• Xem thông tin hệ thống

• Xem và cài đặt ngày giờ hệ thống

• Cài đặt điều khiển chuột

• Xem và thiết lập kết nối mạng

• Cài đặt/gỡ bỏ phần mềm

a. Các thao tác chung

Control Panel là một trong những thành phần không thể thiếu trong hệ điều hành

Windows do Microsoft phát hành. Bạn có thể sử dụng Control Panel để xem và thiết

14
lập cài đặt hệ thống như cài đặt ngôn ngữ, giao diện máy tính, gỡ cài đặt phần mềm,

thiết lập mạng,... Khởi động chương trình này bằng cách:

• Sử dụng Run

- Nhấn tổ hợp phím  + R -> gõ chữ Control Panel -> OK

• Sử dụng Start Menu

- Click phải chuột vào biểu tượng Start Menu -> chọn Control Pane

b. Tùy chỉnh hiển thị màn hình

• Thay đổi Thame cho win 10

- Bước 1: Click chuột vào biểu tượng Windows dưới cùng bên trái. Tiếp

đến, chọn Setting.

15
- Bước 2: Một hộp thoại Background sẽ hiển thị.

- Picture: Tùy chọn cho phép chọn hình ảnh sẵn có của Windows.

- Solid Color: Tùy chọn cho phép chọn một màu sắc đơn.

- Slideshow: Tùy chọn ảnh nền được trình chiếu theo kiểu thay đổi liên tục

sau một khoảng thời gian.

- Browse: Tùy chọn cho phép bạn sử dụng ảnh trong 1 thư mục có sẵn của

mình để đặt làm hình nền

- Bước 3: Ở bước này, sẽ thực hiện thay đổi ảnh nền desktop với các lựa

chọn sau.

16
- Picture: Cho phép chọn một hoặc nhiều ảnh sẵn có của Windows 10,

hoặc sử dụng ảnh của mình bằng cách nhấn nút Browse. Sau đó, chọn

“Choose a fit” để tùy ý điều chỉnh kích thước của hình nền.

c. Xem thông tin hệ thống

• Xem thông tin hệ thống bằng System

- Nhấp chuột phải lên This PC -> chọn Properties để truy cập vào trang

Hệ thống (System).

- Tại đây bạn có thể nắm được khá nhiều thông tin và dễ dàng kiểm tra cấu

hình máy tính Win 10 ở mức cơ bản. Các thông tin hiển thị ở đây bao gồm:

- Windows Edition: Phiên bản Win 10 đang chạy là bản Home,

Enterprise hay Pro.

17
- System: Processor (Vi xử lý – CPU); RAM (Bộ nhớ ngẫu nhiên tạm

thời); System type (kiến trúc hệ điều hành – 32-bit hoặc 64-bit); Pen and

Touch (Hỗ trợ bút hoặc cảm ứng màn hình).

d. Xem và cài đặt ngày giờ hệ thống

• Xem và cài đặt thông tin ngày giờ từ Control panel

- Mở Control Panel.

- Trong nhóm Clock, Language, and Region -> Click Change date, time,

or number formats

- Trong tab Formats, bấm vào nút Additional settings.

18
- Nhấn vào tab Time, Date để tùy chỉnh ngày giờ.

19
e. Cài đặt điều khiển chuột

• Cài đặt điều khiển chuột từ Control panel

- Trong ứng dụng Control Panel, hãy tìm kiếm mouse trong hộp ở góc trên

cùng bên phải của màn hình và nhấp vào Mouse từ các kết quả. Click

Change mouse settings

- Chuyển đổi các chức năng của các nút chuột trái và phải.

20
- Thay đổi tốc độ nhấp đúp

21
- Chọn hoặc kéo và thả các mục mà không cần giữ nút chuột

f. Xem và thiết lập kết nối mạng

• Xem và thiết lập kết nối mạng từ Control panel

- Trên cửa sổ Control Panel, tại phần View by các bạn chọn Category, sau

đó các bạn chọn View network status and tasks trong phần Network and

Internet.

- Chuyển sang giao diện mới nhấn chọn vào mục Change adapter

settings ở bên trái giao diện.

22
23
g. Chỉnh sửa và gỡ bỏ phần mềm

• Gỡ bỏ phần mềm từ Control panel

- Trên cửa sổ Control Panel, tại phần View by các bạn chọn Category,

sau đó các bạn chọn Uninstall a program trong phần Programs.

- Xuất hiện phần Uninstall or change a program các bạn chọn đến phần

mềm mà bạn muốn gỡ bỏ trên máy tính Win 10 sau đó nhấn chuột phải

chọn Uninstall

24
- Xuất hiện thông báo các bạn chọn OK để đồng ý gỡ bỏ

I.2.3. Bài tập thực hành thao tác tập tin, thư mục

a. Điều chỉnh lại ngày tháng của hệ thống là ngày 12/12/2012.

b. Điều chỉnh lại biểu tượng của chuột là hình con ngựa.

c. Thay đổi ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, thay đổi cách hiển thị số-dấu “,” là dấu

thập phân, dấu “.” là chia nhóm số.

d. Đặt chế độ bảo vệ màn hình sau 5 giây không sử dụng.

25
I.3. Các thao tác sử dụng Internet

I.3.1. Mục đích và yêu cầu

a. Mục đích

Giúp sinh viên nắm được cách sử dụng một số dịch vụ cơ bản nhất của Internet

như dịch vụ duyệt nội dung www, từ đó sinh viên có thể tìm kiếm các trang Web phù

hợp với nội dung đang cần tìm kiếm trong quá tình học tập. Sinh viên biết cách tìm

kiếm thông tin trên Internet thông qua từ khóa, cách tìm kiếm để cho hiệu quả tốt nhất.

Sinh viên tiếp cận được phương pháp tìm kiếm thông tin có hiệu quả và sử dụng dịch

vụ thư điện tử (Email) như PTIT, Gmail, Yahoo mail.

b. Yêu cầu

• Trước khi thực hành

Sinh viên phải học qua các nội dung môn học Tin học học cơ sở 1 theo quy định

của Học viện, đọc trước các nội dung về Internet trong bài giảng Tin học cơ sở 1; biết

sử dụng các thao tác cơ bản với máy tính, các thao tác cơ bản.

• Sau khi thực hành

Sinh viên thành thạo cách khai thác và sử dụng hiệu quả các dịch vụ cơ bản của

Internet như www, Email, các dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet.

I.3.2. Các thao tác về sử dụng Internet

Sinh viên thực hiện các thao tác theo đúng trình tự và hướng dẫn:

• Khai thác thông tin trên Internet

- Internet

- World Wide Web (WWW)

• Tìm kiếm thông tin trên Internet

• Sử dụng hộp thư điện tử - Email (trên máy tính cá nhân và thiết bị cầm tay)

- Web-mail

- Mail client

a. Cài đặt thông số mạng LAN

• Xem và thiết lập kết nối mạng (Thực hiện tương tự như ở phần trên), sau đó chọn Properties
và chọn tiếp Internet Protocol Ver4.

26
• Cài đặt địa chỉ IP, Subnet mask, gatewway và địa chỉ DNS (Cần liên hệ
quản trị mạng để có được thông tin của các thành phần này)
b. Khai thác thông tin trên Internet (Duyệt Web)
• Kiểm tra các trình duyệt đã được cài đặt cho Window, một số trình duyệt
thông dụng hay sử dụng:
- E-Internet Explorer (có mặc định sau khi cài Window)
- Fire Fox
- Google Chrome
• Xem tin tức trên một số Website: có thể dùng tên miền của Website hoặc
địa chỉ IP của Website.
- http://www.ptit.edu.vn, http://open.ptit.edu.vn
- http://www.dantri.com.vn
- Kiểm tra http://www.open.ptit.edu.vn
- http://203.162.0.115
• Lưu cả trang Web
- Lệnh: File\Save as… (Ctrl + S)
- Đặt tên tệp trong mục File name
- Chọn vị trí lưu tệp trong mục Save in
- Bấm nút Save để lưu
• Lưu văn bản, hình ảnh (nội dung)
- Lựa chọn đối tượng
- Bấm chuột phải trong vùng đã chọn, chọn Copy…

27
- Paste vào MS Word, PowerPoint, …
• Lưu các tệp tin đa phương tiện, các tệp tin khác
- Lựa chọn đối tượng
- Bấm chuột phải và chọn Save As Target
- Chọn vị trí lưu tệp
c. Tìm kiếm thông tin trên Internet
• Mở trình duyệt
• Chạy một trong các Search Engine phổ biến hiện nay:
- Google: http://www.google.com.vn
- Yahoo: http://vn.yahoo.com
• Nhập thông tin cần tìm kiếm vào ô tìm kiếm, ví dụ: Học viện Công nghệ
Bưu chính viễn thông, danh sách các trang tin có các thông tin này sẽ xuất
hiện.
• Để tìm kiếm thông tin chính xác hơn, có thể sử dụng thêm các ký hiệu:
- Để chuỗi ký tự cần tìm kiếm trong dấu “” để tìm kiếm chính xác;
- Dấu “+” trước những từ muốn xuất hiện trong kết quả;
- Dấu “-” trước những từ không muốn xuất hiện trong kết quả;
- Thêm :kiểu file (ví dụ :pdf) vào cuối chuỗi tìm kiếm để tìm kiếm các file
tập tin.
d. Sử dụng hộp thƣ điện tử - Email
• Webmail: Tạo lập một địa chỉ email (một account) gmail.com
- Dùng trình duyệt vào website http://www.gmail.com chọn mục Register
tạo ra một địa chỉ email.
- Kiểm tra lại và log in vào gmail bằng account vừa tạo ra.
• Webmail: Tạo lập một địa chỉ email group (một account) gmail.com
- Tạo một tài khoản thư điện tử trong gmail.com
- Dùng trình duyệt vào website http://groups.google.com, chọn Tạo nhóm.
- Log in bằng account gmail vừa tạo ra (account này chính là quản trị của
group). Điền các thông tin theo hướng dẫn để tạo ra một group.
- Nhập email của nhóm bạn (các bạn trong lớp) vào để mời tham gia nhận
thông tin từ email group.
- Gửi thử một thư vào email group và kiểm tra thư trong hộp thư riêng của
các bạn.
• Mail Client: Có thể sử dụng

28
- Sử dụng tiện ích Outlook Express của Window hoặc Microsoft Office
Outlook của Office 2007 để cài đặt nhận và gửi email tự động trên máy
tính.
- Chạy các ứng dụng này và cài đặt email từng bước theo hướng dẫn của
chương trình.
- Cần chú ý giao thức của Mail Server phải phù hợp (POP3, POP3s hoặc
IMAP, IMAPs)
I.3.3. Bộ gõ tiếng Việt
• Kiểm tra trên máy tính đã có bộ gõ tiếng Việt nào trong các bộ gõ thông
dụng sau:
- Unikey
- Vietkey
• Kiểm tra mã tiếng Việt bộ gõ đang sử dụng. Thực hiện chuyển sang mã
khác:
- Nếu muốn gõ tiếng Việt trong các ứng dụng bằng phông chữ Time New
Roman thì phải chọn mã của bộ gõ là Unicode.
- Nếu muốn gõ tiếng Việt trong các ứng dụng bằng phông chữ .VnTime thì phải chọn mã
của bộ gõ là TCVN3.
• Kiểm tra kiểu gõ tiếng Việt của bộ gõ
- Thử gõ tiếng Việt trong ứng dụng theo các kiểu:
- Telex
- VNI

29
GÕ KQ GÕ KQ
aw ă OW Ơ
ow hoặc [uw hoặc w,] ơ W Ư
aa ư AA Â
oo â OO Ô
ee ô EE Ê
dd ê DD Đ
AW đ
Ă

• Gõ dấu kiểu Telex

- Phím F -> dấu huyền

- Phím S -> dấu sắc

- Phím R -> dấu hỏi

- Phím X -> dấu ngã

- Phím J -> dấu nặng

- Phím Z -> xoá dấu vừa gõ

Gõ dấu theo nguyên tắc: dấu có thể gõ ngay sau nguyên âm nhưng thường gõ vào cuối từ
ví dụ: Khi gõ từ THỰC HÀNH TIN HỌC CƠ SỞ 1 ta gõ như sau: THUWCJ HAFNH TIN HOJC
COW SOWR 1.

I.3.4. Bài tập thực hành khai thác thông tin Internet

a. Lập một hộp thư điện tử của gmail, yahoo.

b. Lớp trưởng lập 1 email group của lớp và gửi mời tất cả các thành viên trong lớp tham gia.

c. Tìm kiếm các thông tin trên mạng về môn học Tin học đại cương.

d. Tìm kiếm các file pdf trên mạng viết về môn học Toán cao cấp 1.

30
PHẦN II SOẠN THẢO VĂN BẢN TRONG WINDOWS
II.1. Mục đích và yêu cầu
a. Mục đích
Giúp sinh viên nắm được cách các thao tác soạn thảo, căn chỉnh và định dạng văn bản đơn giản
thường gặp trên phần mềm Micsosft Word 2003, 2007 trong quá tình học tập và trong thực tế. Liên
kết với các ứng dụng khác như Microsoft PowerPoint, Microsoft Excel v.v.
b. Yêu cầu
• Trước khi thực hành
Sinh viên phải học qua các nội dung môn học Tin học học cơ sở 1 theo quy định của Học viện,
hiểu biết về các thuật ngữ cơ bản trong Microsoft Word.
• Sau khi Thực hành
Sinh viên thành thạo được cách khai thác và sử dụng thành thạo chương trình soạn thảo Microsoft
Office Word ứng dụng trong quá tình học tập và trong thực tế. Biết cách liên kết với các ứng dụng
khác như Microsoft PowerPoint, Microsoft Excel và các link kết nối trên Internet v.v.
II.2. Nội dung thực hành
Sinh viên thực hiện các thao tác theo đúng trình tự và hướng dẫn:
- Khởi động Microsoft Word
- Các thao tác trên khối văn bản
- Định dạng văn bản
- Tạo khung và nền
- Thao tác với bảng
- Định dạng trang văn bản
- In ấn
II.2.1. Khởi động ứng dụng
• Khởi động ứng dụng bằng một trong các cách:
- C1-Double click vào biểu tượng MS Word ở ngoài màn hình
- C2-Khởi động từ Start, chọn nhóm Program/Microsoft Office/MS Word.
- C3-Khởi động từ Run bằng lệnh Winword.exe
- C4-Double Click vào tập tin văn bản.
• Sau khi khởi động ứng dụng xong, màn hình làm việc của MS Word sẽ xuất hiện trên
màn hình.
• Xác định các thành phần của MS Word:
- Thanh tiêu đề

31
- Thanh menu
- Thanh công cụ, các biểu tượng chức năng trên các thanh công cụ, bổ sung/bỏ một thanh công cụ
(Drawing)
- Thanh thước
- Vùng soạn thảo

Hình 1 Màn hình làm việc của Word 2010


• Đóng ứng dụng: Dùng một trong các cách
- Ấn Alt-F4.
- Di chuột bấm vào biểu tượng X cuối bên phải thanh tiêu đề.
- Dùng Menu File-Exit.
II.2.2. Thao tác với tệp tin văn bản
• Tạo mới một tập tin văn bản bằng một trong các cách sau:
- Click chuột phải ở thư mục, chọn New / Microsoft Word Document
- Trong Word dùng lệnh File -> New
- Trong Word dùng phím tắt Ctrl + N
• Mở tệp tin có sẵn:
- Double Click vào tệp tin
- Trong Word, dùng lệnh File / Open rồi chọn tệp tin
- Trong Word phím tắt Ctrl + O và chọn tệp tin
• Lưu trữ tệp tin mặc định đang mở:
- File -> Save
- Ctrl + S
• Lưu trữ tệp tin có lựa chọn chuyển sang dạng khác, vị trí lưu trữ khác:
- File -> Save as -> Chọn tên, định dạng
• Đóng tập tin

32
- Dùng Menu File -> Close

- Ấn đồng thời Alt-F4

• Nhận dạng biểu tượng của các thao tác này trên thanh công cụ Standard.

Hình 2 Hộp thoại mở file (Open)

II.2.3. Chèn dữ liệu vào văn bản

• Kiểm tra bộ gõ tiếng Việt đã bật chưa. Đặt kiểu gõ Telex và bộ gõ Unicode.

a. Chèn văn bản

• Sử dụng bàn phím đánh theo kiểu Telex dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”

• Thay đổi chế độ gõ Chèn và gõ Đè bằng gõ phím Insert, chú ý sự thay đổi

hiển thị của chữ OVR (INSERT) trên thanh Status của MS Word.

• Ấn phím Enter để chuyển sang một đoạn văn bản mới và đánh tiếp dòng

chữ “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc”.

b. Chèn ký tự đặc biệt và biểu tượng

• Đánh (chèn) một số ký tự đặc biệt “” bằng cách từ Menu Insert -> Symbo l-> More
Symbols.

33
Hình 3 Chọn các ký tự đặc biệt, biểu tượng trong Symbol
II.2.4. Các thao tác sao chép, dịch chuyển, xóa đoạn văn bản
Để thực hiện được các thao tác cho các đoạn văn bản, trước hết cần thực hiện
chọn, đánh dấu các ký tự, chữ, đoạn văn bản cần theo tác.
a. Chọn dữ liệu
Trước khi thực hiện các thao tác để chỉnh sửa văn bản, cần thực hiện chọn đối tượng cần
chỉnh sửa:
• Để chọn ký tự: có thể dùng chuột bấm vào vị trí của ký tự cần chỉnh sửa
hoặc dùng các mũi tên dịch chuyển để dịch chuyển con trỏ về ngay trước hoặc
sau ký tự.
• Để chọn từ: có thể dùng một trong các cách
- C1-Di chuyển chuột tới đầu từ, bấm chuột trái và giữ chuột, di chuyển cho đến hết từ cần
chọn.
- C2-Di chuyển con trỏ văn bản (bằng các phím dịch chuyển trên bàm phím) đến đầu từ, ấn
và giữ phím Shift, dùng các phím dịch chuyển đưa con
trỏ về cuối từ (từ đã đưcc bôi đen).
• Để chọn 1 dòng hoặc 1 câu, 1 đoạn văn bản dùng cách tương tự của chọn từ để thực hiện.
• Chọn toàn bộ văn bản: Ấn đồng thời Ctrl + A.
b. Sao chép đoạn văn bản
Thực hiện sao chép dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” tại dòng 5
của văn bản.
• Chọn đoạn văn bản cần sao chép: Chọn dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam”.
- Click chuột vào vị trí đầu sau đó kéo đến vị trí cuối
- Giữ phím Shift và sử dụng các phím điều hướng

34
- Ctrl + A: đánh dấu toàn bộ văn bản
• Thực hiện thao tác: Sao chép đoạn văn bản đã đánh dấu (Nội dung sao chép
sẽ được lưu trong ClipBoard)
- Cách 1: Phím tắt: Ctrl+C
- Cách 2: Bấm chuột phải trên đoạn văn bản đã đánh dấu, Click nút Copy
• Đặt con trỏ tại nơi muốn tạo văn bản (của văn bản đó hoặc ở một văn bản
khác) và thực hiện thao tác dán: Dịch chuyển con trỏ đến đầu dòng thứ 5
của trang.
- Phím tắt Ctrl+V
- Hoặc Click nút Paste
• Nhận dạng biểu tượng các chức năng này trên thanh công cụ Standard.
c. Dịch chuyển đoạn văn bản
Thực hiện dịch chuyển dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” xuống dòng 5 của
văn bản.
• Chọn đoạn văn bản cần chuyển: Chọn dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam”.
- Click chuột vào vị trí đầu sau đó kéo đến vị trí cuối
- Hoặc để con trỏ ở đầu câu, giữ phím Shift và sử dụng các phím điều hướng để chọn hết
đoạn văn bản.
• Thực hiện thao tác cắt đoạn văn bản
- Cách 1: Phím tắt: Ctrl + X
- Cách 2: Bấm chuột phải trên đoạn văn bản đã chọn, chọn Cut
- Cách 3: Dùng lệnh Edit → Copy /Cut
• Đặt con trỏ tại nơi muốn chuyển đoạn văn bản tới (của văn bản đó hoặc ởmột văn bản khác) và
thực hiện thao tác dán: Đặt con trỏ tại dòng thứ 5 của trang.
- Phím tắt Ctrl+V
- Hoặc bấm chuột phải tại dòng 5, bấm Paste
• Nhận dạng biểu tượng các chức năng này trên thanh công cụ Standard.
d. Xóa đoạn văn bản
• Để con trỏ văn bản ở đầu đoạn văn bản cần xóa, sử dụng phím Delete để các ký tự bên phải
cho đến khi hết đoạn văn bản cần xóa.
• Hoặc để con trỏ văn bản ở cuối đoạn văn bản cần xóa, sử dụng phím BackSpace để xóa ký
tự bên trái cho đến khi hết đoạn văn bản cần xóa.
• Hoặc dùng chuột (hoặc bàn phím) chọn toàn bộ đoạn văn bản cần xóa rồi bấm phím Delete
(hoặc BackSpace hoặc Crlt + X).

35
II.2.5. Định dạng ký tự văn bản-Định dạng phông chữ

Hình 4 Thanh công cụ định dạng ký tự văn bản

Để định dạng phông chữ của một đoạn văn bản nào đó bao gồm phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu
chữ…, thực hiện lần lượt các bước sau:

• Chọn đoạn văn bản cần chỉnh sửa: Chọn dòng chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam”.

• Chỉnh sửa định dạng chữ của đoạn văn đã chọn với cỡ chữ 12, phông chữ TimeNew
Roman bằng một trong các cách sau:

- C1-Sử dụng các nút định dạng trên thanh Ribbon Home để định dạng: (Hình 4).

- C2- Chọn vào nút mở rộng của nhóm hoặc tổ hợp phím CTRL+ D (Hình 5)

- C3-Kích chuột phải vào vùng văn bản đã chọn và chọn lệnh Font (Hình5)

36
Hình 5 Hộp thoại định dạng ký tự

• Đánh đoạn văn bản sau với kiểu chữ Arial, cỡ chữ 10:

“Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động
đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm
định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học
và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.”

• Sinh viên tự thử các tham số định dạng ký tự khác của hộp thoại Font và nhận dạng các
biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ Formatting.

II.2.6. Định dạng đoạn văn bản

Để định dạng đoạn văn bản (về hình dáng) nào đó bao gồm sắp xếp, lề, khoảng cách với đoạn
văn bản trên, dưới, khoảng cách giữa các dòng …, thực hiện lần lượt các bước sau:

• Chọn đoạn văn bản cần chỉnh sửa.

• Chỉnh sửa định dạng sắp xếp của đoạn văn bản bằng một trong các cách sau:

- C1-Sử dụng ngay các chỉnh sửa định dạng trên thanh Ribbon Paragraph (Hình 6).

- C2- Chọn vào nút mở rộng của nhóm (Hình 7)

- C3-Kích chuột phải vào vùng văn bản đã chọn và chọn lệnh Paragraph (Hình 7).

37
Hình 6 Các biểu tượng chức năng định dạng

đoạn văn bản trên thanh công cụ

Hình 7 Hộp thoại giao diện định dạng đoạn văn bản

• Thực hiện định dạng đoạn văn bản sau:

“Luật này quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học,

hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo

38
đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng viên, người học, tài

chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học.”

- Thay đổi kiểu sắp xếp của dòng: cân phải, cân trái, cân giữa, cân hai bên

- Thay đổi cách định dạng dòng đầu tiên: đặt lùi vào 1 cm, 2 cm.

- Đặt khoảng cách với văn bản trên, văn bản dưới lần lượt 6 và 12pt

- Đặt khoảng cách giữa các dòng là 1,5 line; 2 line.

Khi thay đổi định dạng đoạn văn bản, chú ý sự thay đổi về hình thức trình bày của đoạn
văn bản.

Sinh viên tự thử các tham số định dạng đoạn văn bản của hộp thoại Paragraph và nhận dạng
các biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ Formatting.

II.2.7. Định dạng trang văn bản

Để định dạng trang văn bản, sử dụng Page Layout -> Page Setup-> Nút mở rộng nhóm

• Thẻ Margins: Định dạng lề của trang văn bản

Hình 8 Giao diện định dạng lề của trang văn bản

• Thẻ Paper : Thiết lập kích thước trang văn bản

39
Hình 9 Thiết lập kích thước trang văn bản

• Sinh viên tự thử các tham số định dạng đoạn trang văn bản của hộp thoại Page Setup và nhận
dạng các biểu tượng tương ứng trên thanh công cụ.

II.2.8. Thao tác với bảng

• Đặt chuột tại vị trí muốn chèn bảng -> Insert -> Table -> Di chuyển chuột lựa chọn số hàng
và số cột như hình vẽ:

Hình 10 Giao diện thao tác với bảng

• Để chèn bảng lớn hơn, sử dụng lệnh: Table-> Insert

40
- Nhập số dòng, cột

- Lựa chọn tính năng Autofit and Behavior

Hình 11 Giao diện chèn bảng với số cột và dòng lớn cho bảng có kích thước lớn

• Sinh viên tự thử các định dạng bảng khác, tự thử cách thêm cột, thêm hàng,

cách chia cell, cách ghép cell… và nhận dạng các biểu tượng tương ứng

trên thanh công cụ.

a. Tạo khung và nền

• Tạo khung cho dữ liệu gồm bảng biểu, dòng văn bản, ký tự, chúng ta sử

dụng nút lệnh trên thanh định dạng

41
Hình 12 Tạo khung và màu nền

• Để tùy chỉnh khung (đường viền) sử dụng lệnh: Page Layout ->Page Background ->Page
Borders

- Có thể sử dụng các mẫu sẵn có trong danh sách Setting

- Có thể chỉnh sửa theo nhu cầu

Hình 13 Giao diện tuỳ chỉnh khung

• Để tạo nền cho dữ liệu sử dụng lệnh: Page Layout ->Page Background ->Page Color

- Có thể sử dụng các mầu đã pha sẵn

- Có thể tự pha màu tùy ý khi click vào “More Colors”

42
Hình 14 Giao diện tạo nền cho dữ liệu

II.2.9. Chèn tranh, ảnh, biểu đồ vào văn bản

A. Chèn ảnh từ Clip Art

• Để con trỏ văn bản vào nơi cần chèn ảnh.

• Sử dụng lệnh Insert -> Illustrations -> Clip Art. Để tìm kiếm ảnh trong Clip Art

• Bấm GO, chọn ảnh mong muốn đề chèn vào văn bản.

Hình 15 Chèn ảnh từ Clip Art

b. Chèn ảnh từ tập tin trong ổ đĩa

43
• Để con trỏ văn bản vào nơi cần chèn ảnh.

• Sử dụng lệnh Insert ->Illustrations ->Picture.

• Chọn file ảnh trong hệ thống lưu trữ của bạn.

Hình 16 Chọn 1 file ảnh từ hệ thống lưu trữ chèn vào văn bản

c. Chèn một biểu đồ vào văn bản

• Để con trỏ văn bản vào nơi cần chèn ảnh.

• Sử dụng lệnh Insert ->Illustrations ->Chart

• Chọn loại biểu đồ. Nhập dữ liệu của bạn vào bảng tính(excel)

44
Hình 17 Chèn một biểu đồ vào văn bản

II.2. 10. Các nội dung sinh viên thực hành ở nhà

a. Mail Merge

Mail Merge được sử dụng để chèn dữ liệu có sẵn vào một mẫu bằng cách tổ hợp hai file vào
thành một file.

Hình 18 Một ứng dụng của Mail Merge

trong in địa chỉ trên phong bì

Để thực hiện, sinh viên chuẩn bị trước 2 file: một file dưới dạng bảng danh sách địa chỉ thư (có
thể là file MS Word hoặc MS Excel) và một file mẫu phong bì thư. Sau đó thực hiện từng bước theo
hướng dẫn của Mail Merge Wizard.

45
Hình 19 Bước đầu tiên để thực hiện Mail Merge

b. In ấn

• Các cách kích hoạt tính năng in ấn văn bản:

- Cách 1: Sử dụng lệnh File/Print

- Cách 2: Sử dụng phím tắt Ctrl + P

- Cách 3: Click vào biểu tượng Print trên thanh công cụ

Hình 20 Giao diện in văn bản

Lưu ý: Sử dụng lệnh File/Print Preview để xem văn bản trước khi in để tránh văn bản in ra
bị sai với mong muốn.

46
II.3. Bài tập thực hành soạn thảo văn bản

a. Soạn thảo đoạn văn bản sau:

“Chương trình giáo dục đại học theo hình thức GDTXa (gọi tắt là đại học từ xa) có khối
lượng, nội dung và cấu trúc kiến thức tương đương với chương trình giáo dục đại học hệ chính quy
của Học viện.

Học viện tổ chức đào tạo đào tạo đại học từ xa theo hệ thống tín chỉ.

Người tốt nghiệp được Học viện cấp bằng tốt nghiệp đại học, được Nhà nước

đảm bảo về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng tốt nghiệp đại

học của các loại hình giáo dục khác.”

Yêu cầu cỡ chữ 13, phông Time New Roman, các dòng có độ rộng 1,3 dòng. Các đoạn văn
cách nhau trên 6pt, dưới 3 pt. Dòng đầu của mỗi đoạn văn bản lùi vào 1,5cm. Các dòng cân đều 2
bên.

Yêu cầu lưu trữ văn bản này với tên: Vanban-a.doc trong thư mục Data_2013.

b. Soạn thảo một Đơn đăng ký học lại lớp riêng theo mẫu kèm theo.

Yêu cầu lưu trữ văn bản này với tên: Vanban-b.doc trong thư mục Data_2013.

c. Soạn thảo một đoạn văn bản có nội dung:

Kế hoạch học tập học kỳ 1, năm thứ nhất như sau:

Thời lượng
STT Môn học Số tín chỉ Ghi chú
(giờ)
1. Chính trị 90 2
2. Pháp luật 30 2
3. Tiếng Anh 1 45 3
4. Tin học cơ sở 1 75 2
Nhập môn
Internet và sử
5. 45 1
dụng dịch
vụ Internet
Cấu trúc máy
6. 75 2
tính
Lắp ráp và bảo
7. 60 1
trì máy tính
Kỹ năng làm
8. 45 1
việc nhóm
Giáo dục thể chất
9. 30 2
1
Tổng cộng 495 16
Yêu cầu lưu trữ văn bản này với tên: Vanban-c.doc trong thư mục Data_2013.
d. Soạn thảo một đoạn văn bản như sau:
Vẽ tranh:

47
e. Chèn ảnh có sẵn trong Clip Art:

f. Tạo hình chữ:

Thực hành Tin học cơ sở 1


g. Soạn thảo đoạn văn bản sau dưới dạng bài báo 2 cột:

Mục đích

Giúp sinh viên nắm được cách các thao tác cơ bản với máy tính, các thao tác
cơ bản.
phân biệt tập tin (File) và thư mục
• Sau khi thực hành
(Folder), thực hiện được các thao tác cơ
Sau khi thực hành sinh viên phải
bản trong việc quản lý File và Folder
thành thạo được cách phân tập tin (File)
như: chỉnh sửa thư mục và biểu
và thư mục (Folder), nhận biết được tập
tượng/shortcuts trên màn hình, tạo Folder mới;
lựa chọn các File và Folder, sao chép, di tin hay thư mục trên màn hình, nhận biết
chuyển, đổi tên, xóa hoặc tìm kiếm File/Folder.
các ổ đĩa, cách lựa chọn và di chuyển tập
Yêu cầu
tin và thư mục, cách sao chép tập tin và
• Trước khi thực hành
thư mục, thay đỏi cách quan sát các ổ
Sinh viên phải học qua các nội dung môn
học Tin học học cơ sở 1 theo quyđịnh của Học đĩa, tập tin và thư mục, cách tuỳ biến
viện, đọc trước các nội dungphầnhệ điều hành thay đổi thuộc tính của một thư mục, đổi
trong bài giảng Tin học cơ sở 1; biết sử dụng
tên tệp tin và thư mục, tìm các tệp tin.

Chú ý: Khoảng cách giữa hai cột là 0,8 cm.

48
h. Sử dụng chức năng Format/Drop Cap để thực hiện được đoạn văn bản sau:

T ruyền thông đa phương tiện đã nổi lên là một lĩnh vực nghiên cứu phát triển

chủ đạo. Cụ thể các máy tính đa phương tiện mở ra nhiều khả năng kết hợp các dạng thông tin số
khác nhau như văn bản, đồ họa, âm thanh và phim ảnh. Vì số lượng người sử dụng đa phương tiện
ngày càng tăng nên nhu cầu sách về các hệ thống và truyền thông đa phương tiện rất lớn.
j.Chèn biểu đồ

k.
Chart Title
7

0
Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4

1990 2000 2010


Lập một mẫu Báo cáo tiểu luận (giống Tài liệu hướng dẫn TN-TH) theo các bước

sau:

• Mở một văn bản mới

- Định dạng trang văn bản: khổ giấy A4, theo chiều dọc; căn lề phải: 3 cm,

trái: 2cm; căn lề trên, dưới: 2 cm; header, footer: 1 cm;

• Định dạng các thành phần của văn bản:

- Đặt định dạng của Heading 1: làm định dạng cho loại tiêu đề cấp 1 (ví dụ

như Chương) gồm định dạng Font và Paragraph với yêu cầu

Yêu cầu cỡ chữ 13, phông Time New Roman, chữ in đậm, các dòng có

độ rộng 1,3 dòng. Các đoạn văn cách nhau trên 6pt, dưới 6 pt. Các

dòng cân giữa.

49
- Đặt định dạng của Heading 2: làm định dạng cho loại tiêu đề cấp 2 (Mục

của chương) gồm định dạng Font và Paragraph.

Yêu cầu cỡ chữ 13, phông Time New Roman, chữ thường đậm, các

dòng có độ rộng 1,3 dòng. Các đoạn văn cách nhau trên 6pt, dưới 6

pt. Các dòng cân 2 bên. Các dòng dưới lùi vào so với dòng đầu 1,5 cm.

• Đặt định dạng của Heading 3: làm định dạng cho loại tiêu đề cấp 3 (Mục

nhỏ hơn của chương) gồm định dạng Font và Paragraph.

• Đặt định dạng của Heading 4: làm định dạng cho loại tiêu đề cấp 4 (Mục

nhỏ hơn nữa của chương) gồm định dạng Font và Paragraph.

• Đặt định dạng của Text (tạo ra một kiểu mới-tên mới): cho các đoạn văn

(text) thông thường gồm định dạng Font và Paragraph.

Yêu cầu cỡ chữ 13, phông Time New Roman, chữ thường, các dòng có

độ rộng 1,3 dòng. Các dòng cân 2 bên. Các dòng dưới lùi vào so với

dòng đầu 1,5 cm.

Các định dạng Heading này sẽ được sử dụng để làm định dạng chung cho các

nhóm tiêu đề và làm mục lục tự động bằng chức năng Insert/Table of Contents (hoặc

Insert/Reference/Table and Index).

• Trang 1 của văn bản để làm bìa tiểu luận và phải có các thông tin (xem mẫu

Tài liệu hướng dẫn Thí nghiệm thực hành

- Tên của tiểu luận, môn học

- Tên sinh viên, lớp

- Thời gian làm tiểu luận

• Trang 2 của văn bản dùng để làm mục lục tự động.

• Trang 3 bắt đầu nội dung của tiểu luận./.

50
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC LẠI
(Tổ chức lớp riêng theo đề nghị của sinh viên)

Kính gửi: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Họ và tên:...................................Ngày sinh....................................................................
Lớp sinh viên.............................Khóa:...........................................................................
Mã sinh viên:............................. Điện thoại: .................................................................

Đại diện cho nhóm gồm........sinh viên (có danh sách: họ tên, lớp sinh viên kèm theo) thuộc
diện học lại học phần:...........số đvht:..................................
làm đơn này đề nghị Học viện bố trí cho học lại học phần trên trong khoảng thời gian dự
kiến
từ ngày...................................đến ngày:...............................tại phòng học:........................
thời gian học dự kiến (giờ/buổi/số tiết/buổi).......................................................................

Giảng viên dự kiến: .................Bộ môn..........................................................


Vậy kính đề nghị các Thầy/Cô giáo, Khoa/Bộ môn và Trung tâm đào tạo Đại học
Mởtạo điều kiện bố trí việc học lại cho nhóm sinh viên.
Chúng em xin cam kết thực hiện đúng các quy định của Học viện về việc học lại.
Xin trân trọng cảm ơn!

Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN Hà Nội........tháng.........năm 20...........


SINH VIÊN
(ký và ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN CỦA KHOA (Hoặc BỘ MÔN)

51

You might also like