Chuyển đổi số

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ

chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ
số.

Tại Việt Nam, thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình
truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu
lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay
đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
VD: Trước đây, khách gọi taxi bằng cách vẫy tay hoặc gọi đến tổng đài. Nay
các doanh nghiệp như Be, Uber, Grab tham gia thị trường. Thông qua app chuyên
dụng người có nhu cầu và người có khả năng cung ứng dịch vụ kết nối với nhau
một cách dễ dàng. Uber hay Grab không sở hữu một chiếc xe taxi nào hay một tài
xế nào. Chuyển đổi số đã thay đổi mô hình hoạt động trong cung cấp dịch vụ taxi

Ứng dụng chuyển đổi số


1. Trong y tế
 Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân
được khám, chữa bệnh từ xa
 Máy đo nhịp tim
 Máy đo oxy – theo dõi lượng oxy trong máu, và thường được sử dụng bởi
những bệnh nhân bị bệnh hô hấp như COPD hoặc hen suyễn.
2. Trí tuệ nhân tạo
Chatbots và trợ lý y tế ảo là một công nghệ dựa trên AI đảm nhiệm vô số vai trò.
Tính linh hoạt của chúng đang được chuyển thành các khoản đầu tư lớn.
3. Chuyển đổi số trong ngành sản xuất bán lẻ.
Với định hướng kinh doanh trực tuyến, kết nối online, thương mại điện tử, cho
phép khách hàng thuận tiện mua sắm mà không cần trực tiếp tới cửa hàng. Dữ
liệu về khách hàng được ghi nhận chi tiết và phân tích để cá nhân hóa trải nghiệm
khách hàng.
4. Chuyển đổi số trong thương mại điện tử.
Tập đoàn Viettel đã tạo ra ứng dụng Viettel Money là một ví dụ về chuyển đổi số
của Viettel đáp ứng việc phát triển trong lĩnh vực thanh toán. Ứng dụng cho phép
người dùng thực hiện các giao dịch chuyển tiền, nạp và rút tiền, mua bán trực
tuyến, cùng với các dịch vụ tài chính số như bảo hiểm, vay tiêu dùng, và nhiều hơn
nữa.
5. Chuyển đổi số trong Logistic
Nhằm tăng trải nghiệm của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ doanh nghiệp đối
mặt với 2 vấn đề Chuyển phát nhanh và theo dõi gói hàng theo thời gian thực.
UPS – Công ty quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển đã phát triển công cụ ORION
giúp tài xế tạo ra tuyến đường tối ưu nhờ vào ứng dụng ORION đã giúp UPS tiết
kiệm khoảng 100 triệu dặm và 10 triệu gallon nhiên liệu mỗi năm.
7. Ứng dụng chuyển đổi số trong mô hình bán hàng

Chuyển đổi số là thông qua việc sử dụng công nghệ cho phép các công ty kết nối
dễ dàng hơn với khách hàng, tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp và mở ra các
cơ hội bán hàng mới. Bằng việc kết hợp phù hợp giữa các công cụ kỹ thuật số,
phân tích dữ liệu lớn trong suốt quá trình bán hàng, các doanh nghiệp có thể kết
nối các điểm trong hành trình của khách hàng .Điều này sẽ giúp tăng thị phần,
tăng doanh thu và lợi nhuận. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp
ngành bán hàng sẽ mang lại những lợi ích quan trọng dưới đây:
8. Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất

Cạnh tranh ngày càng tăng trong ngành sản xuất gây áp lực buộc các doanh
nghiệp phải giảm chi phí, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng lợi nhuận.
Các doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số đang tạo ra khác biệt, phá vỡ
các mô hình kinh doanh cũ, tạo ra các đề xuất giá trị mới.

Ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp sản xuất có tác động rất lớn đối với
các doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của họ và các bên thứ ba khác. Công
nghệ kỹ thuật số giúp các nhà sản xuất nâng cao hiệu quả hoạt động, và tối ưu
hóa hoạt động xuyên suốt từ hoạt động phát triển sản phẩm, sản xuất, cung ứng,
và bán hàng.

9. Ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng

Trong tương lai, phần lớn các công việc tài chính kế toán sẽ được tự động hóa ,
dẫn đến các quy trình hiệu quả hơn và tổ chức bộ máy tinh gọn hơn. Thông qua số
hóa dữ liệu và số hóa quy trình, việc tổng hợp các báo cáo tài chính, báo cáo quản
trị sẽ nhanh hơn, tránh sai sót và giảm thời gian đối chiếu số liệu giữa các phòng
ban nghiệp vụ.

ngân hàng TPBank ứng dụng IoT, định danh trực tuyến eKYC, nhận dạng ký tự
quang học (OCR), tự động hóa quy trình với bot,… mang đến trải nghiệm mới và
rất ấn tượng cho khách hàng.

You might also like