Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao chỉ ra rằng doanh nghiệp đang dựa nhiều vào vốn của các cổ đông, ít phụ
thuộc vào việc vay vốn, tức là có sức khỏe tài chính tốt hơn. Tuy nhiên, cũng có thể doanh nghiệp đang
không sử dụng hiệu quả nguồn vốn và có thể gặp khó khăn trong tăng trưởng nếu không có đủ vốn từ
các nguồn khác. Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp, doanh nghiệp đang bị phụ thuộc nhiều vào vốn vay và
có thể đối mặt với rủi ro tài chính cao khi phải trả lãi và gốc vay. Tuy nhiên, nó cũng chỉ ra sự tận dụng
hiệu quả các nguồn vốn bên ngoài và cơ hội sinh lời cao hơn từ đây.
- Tài sản ngắn hạn:
Nếu tỷ lệ này cao, nghĩa là doanh nghiệp đang dành nhiều tài nguyên cho các hoạt động ngắn hạn và có
thể gặp khó khăn trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn. Ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy rằng
doanh nghiệp đang tập trung vào các dự án dài hạn và có thể thiếu tính linh hoạt trong việc đối phó với
nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
- Tài sản dài hạn:
Nếu chỉ số này cao, có thể doanh nghiệp đang tập trung vào việc phát triển và mở rộng hoạt động kinh
doanh trong dài hạn. Tuy nhiên, một tỷ lệ quá cao có thể dẫn tới rủi ro mắc kẹt tài chính, là khi doanh
nghiệp không thể tận dụng hiệu quả các tài sản dài hạn để tạo ra lợi nhuận, hoặc không có đủ thanh
khoản để đối phó với nhu cầu ngắn hạn.
- Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành được phân tích để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cụ thể là
khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Khi hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là doanh nghiệp có thể thanh toán hoàn toàn nợ ngắn hạn bằng tài
sản lưu động của mình. Tuy nhiên, nếu hệ số quá cao cũng có thể cho thấy tiền mặt hoặc tài sản lưu
động không được tận dụng hiệu quả. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng các tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả. Nếu tỷ lệ dần về 0 thì có thể doanh
nghiệp đang ở bờ vực tài chính tiêu cực, khó phục hồi. Một hệ số thanh toán hiện hành tốt thường là
khoảng 1.5 – 2, tức là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đủ lớn để thanh toán nợ ngắn hạn một cách an
toàn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio)
Nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ vay và các khoản phải trả cho nhà cung cấp, người lao động và các
bên liên quan khác. Nếu sử dụng nợ vay, doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng, tức là lãi vay. Để đánh
giá khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay. Điều này giúp xác định xem doanh nghiệp có đủ lợi nhuận để đáp ứng các khoản nợ lãi hay
không, đảm bảo rằng doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc trả lãi vay và duy trì một tình hình
tài chính ổn định.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) / Lãi vay phải trả
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay tiêu chuẩn là giá trị 1.5. Nếu chỉ số này thấp hơn 1.5, có nghĩa là
doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ cao, nên các nhà đầu tư có thể sẽ không muốn tiếp tục đầu tư vào doanh
nghiệp. Nếu chỉ số này có giá trị thấp hơn 1, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản tiền dự trữ để đáp
ứng chi phí chênh lệch hoặc vay thêm. Và nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và không thể xử lý,
công ty sẽ có nguy cơ bị phá sản.
- Hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover Ratio)
Hệ số vòng quay khoản phải thu cho thấy tần suất mà doanh nghiệp thu hồi tiền từ khách hàng mua
hàng. Nó cho biết sau bao lâu doanh nghiệp sẽ thu được tiền. Nếu không thu được tiền, doanh nghiệp
sẽ gặp khó khăn trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng / Các khoản phải thu bình quân
Và lấy 360 ngày (1 năm) chia cho vòng quay các khoản phải thu, ta được: Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
= 360 / Vòng quay các khoản phải thu Nếu hệ số vòng quay khoản phải thu là 12 lần, hay thời gian ước
tính để doanh nghiệp thu được tiền là 30 ngày, có nghĩa là doanh nghiệp cần khoảng 30 ngày để thu hồi
được tiền từ các khoản phải thu. Để biết con số này có được coi là khả quan hay không, doanh nghiệp
cần cần phải so sánh với các công ty khác cùng ngành, cùng quy mô kinh doanh, đồng thời đối chiếu
với chính mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp qua các thời kỳ khác nhau.
- Hệ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cung cấp thông tin về rủi ro lưu trữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
Tương tự, bạn cũng sẽ tính được: Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày) = 360 / Vòng quay hàng
tồn kho Nếu hệ số này thấp, tức là hàng tồn kho được lưu trữ trong thời gian dài và không được bán
nhanh chóng, có thể gây ra các vấn đề như hư hỏng, hết hạn sử dụng hoặc giảm giá trị. Điều này có thể
ảnh hưởng đến lợi nhuận và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có thể kết luận hệ số
vòng quay hàng tồn kho cao là xấu hay tốt, cần phải xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh,
cũng như chính sách hàng tồn kho của doanh nghiệp.
- Đòn bẩy tài chính - Hệ số nợ (Debt to Equity Ratio).
Hệ số này cho biết mức độ phụ thuộc vào nợ hay mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
Khi hệ số nợ cao hơn, điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay hơn so với vốn chủ sở
hữu để tài trợ hoạt động kinh doanh. Điều này có thể tạo ra cơ hội tăng trưởng nhanh chóng nhưng
cũng mang lại rủi ro cao hơn, đặc biệt trong bối cảnh chi phí vay tăng hoặc có thể gặp khó khăn trong
việc trả nợ. Nếu hệ số nợ thấp, điều đó cho thấy doanh nghiệp có sự ổn định tài chính hơn, ít phụ thuộc
vào vốn vay và có khả năng thanh toán nợ tốt hơn. Tuy nhiên, mức độ này cũng có thể giới hạn khả
năng mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư trong dự án mới. Vì vậy khi phân tích đòn bẩy tài chính thông
qua hệ số nợ, cần so sánh với các yếu tố khác như ngành hàng, doanh nghiệp cùng ngành, môi trường
kinh doanh để đánh giá mức độ rủi ro và cơ hội.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (Return On Sale – ROS)
Chỉ số này trả lời cho phép tính: với 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế. Điều này giúp đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp, tăng mức độ
cạnh tranh trên thị trường.
(ROS) = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần ROS
thường được xem xét cùng với các chỉ số khác như ROA, ROE và hệ số nợ để có cái nhìn tổng thể về
hiệu suất tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Các chỉ số này sẽ được mô tả thêm tiếp sau
đây. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (Return On Asset – ROA) Chỉ số này cho biết bình
quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước
thuế. Giá trị này càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” trên Báo cáo KQHĐKD; còn “Tổng tài
sản bình quân” được tính như sau:
Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu năm + Tổng tài sản cuối năm) / 2
Trong đó, Tổng tài sản đầu năm và cuối năm được lấy số liệu trên BCĐKT (cột “Số đầu năm” và cột
“Số cuối năm”). Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, hóa chất,…
vì ROA cao cho thấy việc quản lý chi phí khấu hao, chi phí đầu vào và hiệu suất sử dụng máy móc –
thiết bị hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity – ROE)
Hệ số ROE thể hiện mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kỳ.
Đây là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính, giúp đánh giá khả năng sinh lời của một doanh
nghiệp từ vốn mà cổ đông đã đầu tư. Một ROE cao cho thấy doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận lớn từ vốn
chủ sở hữu được đầu tư, điều này có nghĩa là doanh nghiệp hiệu quả trong việc sử dụng vốn và có khả
năng sinh lời tốt.
(ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân
Các công ty có ROE cao vượt qua mức 20%, và duy trì sự ổn định qua nhiều năm (kể cả trong những
thời kỳ thị trường khó khăn), được coi là có lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý
rằng việc có ROE quá cao không phải lúc nào cũng tốt. Có thể xảy ra trường hợp mà hoạt động kinh
doanh của một công ty không thay đổi, nhưng công ty lại tiến hành mua lại cổ phiếu của chính mình
hoặc thực hiện việc tách ra từ công ty mẹ, dẫn đến giảm vốn cổ phần và dẫn đến tăng ROE.
- Thu nhập một cổ phần thường (Earnings Per Share – EPS)
Chỉ số EPS phản ánh số lợi nhuận sau thuế mà mỗi cổ phiếu thường của một công ty thu được trong
một năm. Ví dụ EPS của năm 2024 đạt 2501 đồng, có nghĩa là cứ mỗi cổ phiếu bạn sở hữu sẽ nhận
được 2,501 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính, vì nó cho
biết lợi nhuận mà mỗi cổ đông có thể mong đợi từ việc đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó trong một
năm cụ thể.
Thu nhập một cổ phần thường (EPS) = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cho cổ đông ưu đãi) / Số
lượng cổ phần thường lưu hành.
EPS càng cao, tức là mỗi cổ phiếu mang lại một khoản lợi nhuận càng lớn, điều này thường được xem
là tích cực và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
- Dòng tiền thuần - Doanh thu thuần (Net Cash Flow from Operating
Activities – CFO)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là số tiền mà công ty thu được từ các hoạt động kinh doanh trong
một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như sản xuất và bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho
khách hàng. Số liệu này được mô tả trên BCLCTT của công ty ở phần “Hoạt động kinh doanh”. Phân
tích dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất tài
chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chỉ số CFO dương cho thấy doanh nghiệp tạo ra lượng
tiền dương từ hoạt động kinh doanh chính, thường được coi là một dấu hiệu tích cực. Ngược lại, chỉ số
CFO âm cho thấy doanh nghiệp đang tiêu tốn tiền mặt trong hoạt động kinh doanh. Điều này có thể đặt
ra các vấn đề về khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Tỷ suất dòng tiền tự do (Free Cash Flow to Equity – FCFE)
Tỷ suất dòng tiền tự do là chỉ số đánh giá chất lượng của dòng tiền mà doanh nghiệp sở hữu và sử dụng
cho các hoạt động kinh doanh. Tỷ suất này được tính bằng tỷ lệ giữa dòng tiền tự do (Free Cash Flow –
FCF) và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow – OCF).
Tỷ suất dòng tiền tự do = Dòng tiền tự do (FCF) / Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh
doanh (OCF)
Trong đó, dòng tiền tự do (FCF) là số tiền dư thừa sau khi doanh nghiệp trừ đi các chi phí đầu tư cho
tài sản cố định từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
Dòng tiền tự do (FCF) = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (OCF) – Chi phí vốn (Capital
Expenditures – CAPEX)
Chỉ số FCFE càng cao, chứng tỏ số lượng tiền dư thừa của doanh nghiệp càng lớn – để sẵn sàng đầu tư
vào các hoạt động mới, trả lãi cho cổ đông hoặc trả nợ. Đây được xem là một chỉ số tích cực cho tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Xu hướng của dòng tiền Phân tích xu hướng dòng tiền trong BCTC là
quá trình đánh giá sự biến động và phát triển của dòng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Số
liệu dòng tiền của từng hoạt động sẽ được cộng dồn theo từng năm. Phân tích dòng tiền giúp chủ doanh
nghiệp, người quản lý, giám đốc điều hành, người cho vay và cổ đông xác định được doanh nghiệp
đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh doanh. Giả sử một nhà đầu tư đang xem xét việc đầu tư vào
một công ty trong ngành sản xuất và cần phải đánh giá khả năng tài chính của công ty đó. Họ quan sát
BCTC và lưu chuyển tiền mặt của công ty trong nhiều năm qua để đưa ra quyết định. Nếu có một sự
thay đổi lớn trong dòng tiền, họ cần phân tích nguyên nhân của sự biến động này, bao gồm sự thay đổi
trong doanh thu, chi phí hoạt động hoặc quản lý vốn lưu động.