Agribank NV Chi So Tai Chinh Bai Giang

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN NGÂN HÀNG BIG4

BÀI THI TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ TẠI CHI NHÁNH & TRỤ SỞ CHÍNH
Môn thi: Nghiệp vụ Tài chính Doanh nghiệp
Phần thi: Phân tích Chỉ số Tài chính

Họ và tên: ....................................................................................................................
Ngày sinh:....................................................................................................................
Điện thoại: ...................................................................................................................
Email: ..........................................................................................................................
Ngày thi: ......................................................................................................................

Hướng dẫn:
1. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
2. Mỗi câu chỉ có MỘT đáp án đúng.
3. Trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án Anh/Chị cho là đúng ở Phiếu trả lời trắc
nghiệm.

1
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
Phân tích các chỉ tiêu tài chính là việc xác định và sử dụng các chỉ số tài chính để đo
lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân tích các
chỉ tiêu tài chính sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá hoạt động vừa qua của doanh nghiệp và từ
sự đánh giá này, phán đoán về khả năng thực hiện trong tương lai.
Phân tích các chỉ số tài chính là công cụ đầy sức mạnh trong việc phát hiện sớm các vấn
đề nếu nó được sử dụng đầy đủ, nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn và phản ứng chỉ theo
một vài chỉ số nhất định. Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu chúng ta xem xét nó trên
tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang xảy ra tại doanh nghiệp nói
riêng và nền kinh tế nói chung.
Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính, cần phân tích diễn biến của các chỉ tiêu này trong
vòng 02 năm liên tiếp và quý gần nhất và so sánh với các doanh nghiệp trong ngành, doanh
nghiệp có cùng quy mô hoạt động để đánh giá được khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động
… của doanh nghiệp. Các chỉ số ngành có thể tham khảo của những doanh nghiệp đã niêm
yết trên thị trường chứng khoán
Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp rất nhiều, tuy
nhiên đối với ngân hàng thì chỉ tập trung phân tích các chỉ tiêu xác định khả năng hoàn trả
các khoản nợ của khách hàng, cụ thể thành 4 nhóm sau:
1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động
2) Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.
3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn (đòn bẩy tài chính)
4) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời

I. Nhóm chỉ tiêu về Năng lực hoạt động


Khi phân tích tài chính doanh nghiệp chúng ta quan tâm nhiều nhất đến các tỷ số thanh
toán, tỷ số nợ vì các tỷ số này trực tiếp đo lường khả năng thanh toán nợ và lãi của khách
hàng. Tuy nhiên, các tỷ số về khả năng hoạt động là nhóm chỉ tiêu quan trọng để xem xét
mức độ tăng trưởng của lợi nhuận doanh nghiệp được sinh ra bởi tổng tài sản hoặc một bộ
phận của tài sản như hàng tồn kho, phải thu ...

1. Vòng quay Hàng tồn kho


Ý nghĩa: Phản ánh Tốc độ luân chuyển vốn trong khâu sản xuất, là chỉ tiêu phản ánh
hàng tồn kho được quay bao nhiêu vòng trong một chu kỳ kinh doanh để tạo ra doanh thu.

2
Công thức:
Giá vốn
- Vòng quay Hàng tồn kho = (vòng)
Hàng tồn kho bình quân
365 (𝑛𝑔à𝑦)
- Thời gian tồn kho bình quân (Số ngày một vòng quay HTK) = 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐻𝑇𝐾

Đánh giá: chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng đó là
nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ số này thấp,
doanh nghiệp bị tồn đọng nhiều hàng hóa, tuy nhiên cũng có thể do doanh nghiệp tích trữ
nguyên vật liệu. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và phụ thuộc
vào việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

2. Vòng quay Khoản phải thu


Ý nghĩa: Phản ánh Tốc độ luân chuyển vốn trong khâu thanh toán, chỉ tiêu này phản
ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Nó cho biết trong một kỳ kinh
doanh, để đạt được doanh thu thì khách hàng phải thu bao nhiêu vòng.
Công thức:
Doanh thu thuần
- Vòng quay Khoản phải thu = Khoản phải thu bình quân
365 (𝑛𝑔à𝑦)
- Kỳ thu tiền bình quân = 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢

(Số ngày một vòng quay khoản phải thu)


Đánh giá: chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị
chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể do phương thức thanh toán tiền của
doanh nghiệp quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hàng tiêu thụ hoặc có thể do
doanh nghiệp và bạn hàng gặp khó khăn về tài chính khi đó doanh nghiệp sẽ phải đầu tư
nhiều vào việc thu hồi các khoản nợ phải thu

3. Vòng quay Tổng Tài sản (AU)


Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa Tổng Tài sản và Doanh thu
Công thức:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng Tổng Tài sản (AU) = Tổng TS bình quân

4. Vòng quay Vốn lưu động

3
Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa Tài sản ngắn hạn và Doanh thu, phản ánh hiệu suất
sử dụng tài sản lưu động của khách hàng, cụ thể là cứ 1 đơn vị tài sản lưu động sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần.
Công thức:
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
Vòng quay Vốn lưu động = 𝑇𝑆𝑁𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Đánh giá: chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSNH vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần
nâng cao lợi nhuận.

Ví dụ: phân tích các chỉ tiêu hoạt động của công ty A
Chỉ tiêu 2020 2021
Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 3,4 3,2
Kỳ dự trữ bình quân (ngày) 107 114
Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 11 12
Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 33 30
Vòng quay vốn lưu động (ngày) 2,6 2,5

* Nhận xét: các chỉ tiêu hoạt động của công ty năm 2021 thay đổi không đáng kể so với
năm 2020, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty ổn định.
- Vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2021 giảm nhẹ so với năm 2020 do tốc độ
tăng của giá vốn chậm hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Số vòng quay hàng tồn kho
của công ty được đánh giá là hợp lý vì công ty là doanh nghiệp sản xuất nên phải tích trữ
nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
- Kỳ dự trữ bình quân của hàng tồn kho năm 2021 là 114 ngày, tăng 7 ngày so với năm
2020, cho thấy thời gian hàng tồn kho còn tồn tại trong kho dài hơn.
- Vòng quay các khoản phải thu của công ty trong 2 năm đều ở mức cao, hơn nữa, năm
2021 lại tăng lên so với năm 2020, điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của công ty ngày
càng tốt hơn.
- Kỳ thu tiền bình quân năm 2021 là 30 ngày, giảm 03 ngày so với năm 2020, cho thấy
tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt ngày càng tốt hơn.
- Vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2021 giảm nhẹ so với năm 2020 do tốc độ
tăng của TSNH nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần.
Như vậy, các chỉ tiêu hoạt động của công ty A là tốt và ổn định

4
II. Nhóm chỉ số khả năng thanh toán
Ý nghĩa: Phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn
Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của
doanh nghiệp, do vậy sử dụng chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán được xem là cách thử
nghiệm tính thanh khoản của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu chính bao gồm:
1. Khả năng thanh toán tổng quát
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛
Công thức: Khả năng thanh toán tổng quát = 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

2. Khả năng thanh toán ngắn hạn (Khả năng thanh toán hiện hành)
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Công thức: Khả năng thanh toán ngắn hạn = 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Ý nghĩa: Phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền (từ TSNH) để thanh toán các khoản
nợ (ngắn hạn) đến hạn
Đánh giá: trị số của chỉ tiêu này ở mức trên 1 được xem là tốt, đảm bảo doanh nghiệp có
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ số này thấp thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với
việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của mình nhưng nếu chỉ số này quá cao cũng không luôn là
dấu hiệu tốt vì như vậy đã có một số tiền (hoặc TSLĐ) được dự trữ quá lớn với tốc độ quay
vốn lưu động chậm. TSLĐ dự trữ quá lớn phản ánh việc sử dụng vốn không hiệu quả

3. Khả năng thanh toán nhanh


𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛−𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
Khả năng thanh toán nhanh = 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Ý nghĩa: phản ánh khả năng thanh khoản đối với các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng
bằng tài sản lưu động (không kể hàng tồn kho). Một doanh nghiệp có thể thừa khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn nhưng trong những giai đoạn nhất định trong năm, khi cần thiết phải thanh
toán nhanh các khoản nợ, doanh nghiệp lại không bảo đảm được khả năng thanh toán. Vì thế
cần phải xem xét khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời của doanh
nghiệp.
Đánh giá: trị số của chỉ tiêu này ≥ 0,5 được xem là an toàn, doanh nghiệp hoàn toàn bảo
đảm khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xây lắp, do
đặc điểm các khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng cao trong phần tài sản nên hệ số thanh
toán nhanh của các doanh nghiệp xây lắp thường cao hơn các doanh nghiệp trong lĩnh vực
khác

4. Khả năng thanh toán ngay (Khả năng thanh toán tức thời)

5
𝑇𝑖ề𝑛 𝑚ặ𝑡
Công thức: Khả năng thanh toán ngay =
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛

Ý nghĩa: Phản ánh lượng tiền mặt DN có sẵn để thanh toán các khoản nợ Ngắn hạn đến
hạn.

Ví dụ: Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty A
Chỉ tiêu 2020 2021
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (lần) 1,4 1,5
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,5 0,6
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay (lần) 6,3 10,7
* Nhận xét:
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2020, 2021 đều lớn hơn 1 cho
thấy công ty A có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2020, 2021 đều lớn hơn hoặc bằng
0,5 chứng tỏ công ty A có khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty đều lớn hơn 2 thể hiện khả năng của công
ty sử dụng thu nhập từ hoạt động kinh đoanh để đáp ứng các chi phí lãi vay hàng năm lớn.
Như vậy, các chỉ số phản ảnh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng tăng lên
và đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

III. Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu vốn (đòn bẩy tài chính)
Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay
thay cho vốn cổ phần, doanh nghiệp nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ. Đây là nhóm chỉ tiêu quan trọng khi xem xét đến cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, nó đánh giá mối quan hệ lợi nhuận và rủi ro
Có thể nói rằng không có một tỷ số nợ lý tưởng chung cho mọi doanh nghiệp trong mọi
ngành hoạt động. Tỷ số nợ nên ở mức bao nhiêu là hợp lý sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đó
là: cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tình hình thanh khoản, thâm niên hoạt động của doanh
nghiệp, chính sách về lợi nhuận để lại, thái độ của người cho vay đối với ngành hoạt động
SXKD … Do đó, cán bộ phân tích có thể so sánh tỷ số nợ của doanh nghiệp giữa các kỳ, tỷ
số nợ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực hoạt động … để đưa
ra kết luận về mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

1. Hệ số Nợ

6
𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Công thức: Hệ số nợ = =
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛

- Ý nghĩa: phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết tương ứng
với mỗi đồng vốn do chủ doanh nghiệp cung cấp, có bao nhiêu đồng vốn do chủ nợ tài trợ.
- Đánh giá: hệ số này càng nhỏ thì giá trị Vốn chủ sở hữu càng lớn, lại là nguồn vốn
không hoàn trả, điều đó có nghĩa là khả năng tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Đứng trên
góc độ ngân hàng, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu chỉ nên biến động từ 0 đến dưới 1. Đối với
Doanh nghiệp Nhà nước, theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định về
đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp thì
hệ số này phải nhỏ hơn hoặc bằng 3

2. Hệ số tự tài trợ (Hệ số Vốn chủ sở hữu)


𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢
Công thức: Hệ số tự tài trợ = =
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛

- Ý nghĩa: phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài
chính của doanh nghiệp.
- Đánh giá: hệ số này càng cao càng đảm bảo cho các món nợ cho các chủ nợ, mức độ
độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, rủi ro tài chính thấp, tình hình tài chính của
doanh nghiệp lành mạnh. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt do doanh nghiệp phải
bỏ nhiều vốn chủ sở hữu ra để đầu tư

3. Mối quan hệ
- Hệ số Nợ + Hệ số tự tài trợ = 1
- Nếu Hệ số Nợ > 0.5  Doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn vay bên ngoài
- Nếu Hệ số Tự tài trợ 0.5  Doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính

Ví dụ: phân tích các chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính của công ty A
Chỉ tiêu 2020 2021
Hệ số tự tài trợ (%) 48,95 53,23
Hệ số nợ trên VCSH (lần) 1,04 0,88
* Nhận xét:
- Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2020 là 48,95% và tăng lên trong năm 2021 đạt là
53,23%, cho thấy mức độ độc lập, tự chủ về vốn của doanh nghiệp tăng lên.
- Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2020 là 1,04 lần, đến năm 2021 giảm
còn 0,88 lần, chỉ số này cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp tốt.

7
Như vậy có thể thấy rằng khả năng tự chủ tài chính của công ty A ngày càng cao, cơ cấu
vốn an toàn đối với hoạt động SXKD

IV. Tỷ suất sinh lời


Để đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp, cán bộ phân tích cần phân tích dựa trên
mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí (khả năng sinh lời so với chi phí), thông qua chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận biên, đồng thời xem xét đến hiệu quả quản lý đối với đồng vốn đầu tư bỏ ra
bằng cách phân tích mối quan hệ giữa vốn và lợi nhuận (khả năng sinh lời của đồng vốn),
thông qua hai chỉ tiêu chính là ROA, ROE
1. Tỷ suất sinh lời Doanh thu (ROS – Return On Sales)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Công thức: ROS = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢

Ý nghĩa: Phản ánh trong 100đ doanh thu mà DN thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
2. Tỷ suất sinh lời Tổng tài sản (ROA – Return On Asset)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Công thức: ROA = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛

Ý nghĩa: Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và tổng TS hiện có. Phản ánh cứ 100đ tài
sản hiện có trong DN mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
3. Tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (ROE - Return On Equity)
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
Công thức: ROE = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

Ý nghĩa: Phản ánh 100đ vốn chủ sở hữu đem đi đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
4. Phân tích Dupont thể hiện mối quan hệ
- ROA = ROS * AU
- ROE = ROA * FL = ROS * AU * FL
1 1
- FL = 𝐻ệ 𝑠ố 𝑡ự 𝑡à𝑖 𝑡𝑟ợ = 1−𝐻ệ 𝑠ố 𝑛ợ

Trong đó:
- FL: Đòn bẩy tài chính (Hệ số nhân Vốn chủ sở hữu)

Ví dụ: phân tích các chỉ tiêu sinh lời của công ty A
Chỉ tiêu 2020 2021
ROS (%) 10,8 12,4
ROA (%) 11,24 13,21

8
ROE (%) 22,97 24,81
BEP (%) 17,11 18,68
Nhận xét:
- Hoạt động SXKD của công ty A diễn ra bình thường, không có biến động đặc biệt nên
các chỉ tiêu sinh lời của doanh nghiệp năm 2021 tăng so với năm 2020 cho thấy hoạt động
SXKD cũng như sử dụng vốn của công ty có hiệu quả.
- Tỷ số sinh lời cơ sở của công ty A cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng và có xu
hướng tăng cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty càng ngày càng hiệu quả và việc tăng
vốn vay ngắn hạn để phục vụ hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở
hữu

You might also like