[PLĐC] BÀI TỰ HỌC 3

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

----------

BÀI TẬP TỰ HỌC SỐ 3 MÔN


PHÁP LUẬT ĐẠi CƯƠNG

NHÓM 1

Họ và tên : Bùi Minh Anh


Nguyễn Quỳnh Anh
Trần Hồng Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Văn Đức
Lê Thị Quỳnh Giang
Kiều Thu Hà
Lê Hoàng Hà
Nguyễn Huy Hiếu
Nguyễn Vũ Thảo Linh
Lư Hồng Ngọc
Nguyễn Thị Hải Yến

Lớp : Triết học Mác - Lenin K42

HÀ NỘI, 2024
Câu 1: Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm bao nhiêu bộ phận cấu thành?
Trình bày các bộ phận cấu thành đó.

1, Khái niệm:
 Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội
tại thống nhất với nhau, được phân định thành các bộ phận cấu thành
(ngành, chế định) khác nhau, phù hợp với đặc điểm, tính chất của các quan
hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

2, Hệ thống pháp luật Việt Nam:


 Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm 3 bộ phận cấu thành là : quy phạm pháp
luật, chế định pháp luật và ngành luật.
 Quy phạm pháp luật :
 Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất, là “viên gạch” trong hệ thống
cấu trúc pháp luật.
 Trong quy phạm pháp luật đã thể hiện đầy đủ đặc điểm của pháp luật - đó
là tính khuôn mẫu, tính chặt chẽ về mặt hình thức, tính cưỡng chế nhà
nước.
 Mỗi quy phạm pháp luật thực hiện vai trò điều chỉnh đối với một quan hệ
xã hội nhất định.
 Chế định pháp luật :
 Chế định pháp luật gồm một nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh
một nhóm quan hệ xã hội liên quan mật thiết với nhau và có chung tính
chất. Mặc dù những quan hệ xã hội mang tính đặc thù, nhưng chúng tồn
tại không tách biệt nhau.
 Chế định pháp luật mang tính chất nhóm, mỗi chế định có đặc điểm riêng
nhưng chúng đều có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, chúng
không tồn tại biệt lập.
 Việc xác định ranh giới giữa các chế định nhằm tạo ra khả năng xây dựng
hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.
 Ngành luật :
 Ngành luật bao gồm tổng hợp những quy phạm pháp luật để điều chỉnh
các quan hệ xã hội cùng loại thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống
xã hội, bằng những phương pháp riêng của mình.
 Để xác định một ngành luật, người ta thường dựa vào 2 căn cứ là đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.
 Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội có
chung tính chất, phát sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống
xã hội. Số lượng các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của một
ngành luật có thể thay đổi thành từng giai đoạn lịch sử, phụ thuộc vào
ý chí của nhà nước và các điều kiện chính trị, xã hội khác.
 Phương pháp điều chỉnh pháp luật là cách thức, biện pháp mà nhà
nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của chủ thể
tham gia các quan hệ xã hội. Phương pháp điều chỉnh pháp luật phụ
thuộc vào nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội (đối tượng điều
chỉnh pháp luật) và ý muốn chủ quan của những người trực tiếp ban
hành pháp luật.
 Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam:
 Luật Hiến pháp;
 Luật Hành chính;
 Luật Dân sự;
 Luật Tố tụng dân sự;
 Luật Hình sự;
 Luật Tố tụng hình sự;
 Luật Kinh tế;
 Luật Tài chính;
 Luật Đất đai;
 Luật Lao động;
 Luật Hôn nhân và gia đình;
 Luật Quốc tế…

Câu 2: Thực hiện pháp luật là gì? Chỉ rõ nội dung các hình thức của thực
hiện pháp luật.

 Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho
những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi
thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

 Căn cứ vào hoạt động của thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác
định các hình thức pháp luật sau:
 Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động) : là một hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt
động mà pháp luật ngăn cấm.
 Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật
quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động
này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm.
 Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới
dạng không hành động.
 Ví dụ : Không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực
hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu…

 Thi hành pháp luật : là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực.
 Khi chủ thể ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì chủ thể
phải thực hiện những điều mà nhà nước yêu cầu. Sự đòi hỏi của
nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến hành những hoạt
động nhất định.
 Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể
hiện dưới dạng hành động.
 Ví dụ : Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế,
nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc
ông bà, cha mẹ khi già yếu…

 Sử dụng pháp luật : là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những
hành vi mà pháp luật cho phép.
 Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền
được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép
buộc.
 Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy
định của pháp luật.
 Ví dụ : Công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ
nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật.

 Áp dụng pháp luật : là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho
các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ
thể.
 Chủ thể thực hiện pháp luật có sự can thiệp của nhà nước. Trong
những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì cơ quan,
tổ chức, xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này.
 Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp.
 Ví dụ : Công dân đến UBND để đăng ký kết hôn à cán bộ UBND
xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là áp dụng pháp luật.

Câu 3: Chỉ rõ điểm khác biệt giữa áp dụng pháp luật với các hình thức còn
lại

Tiêu Áp dụng pháp Tuân Thi Sử dụng pháp


chí luật thủ hành luật
pháp pháp
luật luật
Chủ thể Bên cạnh các chủ thể Mọi chủ thể được pháp luật cho phép
thực được pháp luật cho
hiện phép, phải có sự tham
gia của cơ quan nhà
nước hoặc người có
thẩm quyền
Bản Mang tính bắt buộc đối với chủ thể được Chủ thể pháp luật có
chất pháp luật cho phép thể thực hiện hoặc
không thực hiện
quyền được pháp luật
theo ý chí bản thân,
không bị ép buộc

Hình Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và Văn bản áp dụng pháp
thức tự do pháp lý của chủ thể luật
thể
hiện

Câu 4: Áp dụng pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, trường hợp nào
cần phải áp dụng pháp luật?

1, Định nghĩa:
 Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước
thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho
các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật để tạo ra các quyết
định làm phát sinh, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ
thể.

 Trong trường hợp này các chủ thể thực hiện pháp luật có sự can thiệp
của nhà nước. Trong những trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp
luật thì cơ quan, tổ chức, xã hội cũng có thể thực hiện hoạt động này.

2, Các trường hợp cần áp dụng pháp luật:

2.1, Mục đích:


 Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, mục đích nhằm
bảo đảm cho những quy phạm pháp luật khi ban hành được thực hiện
trong thực tế đời sống, nếu không thực hiện tốt giai đoạn này thì các quy
phạm pháp luật không thể phát huy được hiệu lực trong các hoạt động
thực tế của các chủ thể pháp luật.

2.2. Áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành trong những trường hợp sau:

 Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc áp dụng các
chế tài pháp luật đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.

 Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt nếu thiếu sự can thiệp của nhà nước.

 Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các
bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được.
 Trong trường hợp này, dù quan hệ pháp luật đã phát sinh nhưng quyền và
nghĩa vụ của các bên chủ thể hệ pháp luật đó không được thực hiện và có
sự tranh chấp.

 Trong một số quan hệ pháp luật, nhà nước thấy cần thiết phải tham gia
để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó,
hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại một số sự việc, sự
kiện thực tế.

2.3. Kết quả hoạt động áp dụng pháp luật:


Kết quả hoạt động áp dụng pháp luật thường là các chủ thể có thẩm quyền ban
hành văn bản áp dụng pháp luật và đây cũng được coi là hình thức chủ yếu của
hoạt động áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp luật luôn được thể hiện
dưới những hình thức pháp lý xác định như lệnh, quyết định, bản án…

Câu 5: Trình bày các giai đoạn áp dụng pháp luật? Cho ví dụ minh họa?

 Áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp, để áp dụng pháp luật chính
xác, đạt hiệu quả cao cần tiến hành theo các giai đoạn sau:

 Giai đoạn một: Phân tích, đánh giá đúng, chính xác mọi tình tiết, hoàn
cảnh, điều kiện của việc thực tế đã xảy ra.
+) Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có thẩm quyền
áp dụng pháp luật cần phải xem xét tất cả những tình tiết của vụ việc, làm sáng
tỏ những sự kiện có liên quan, khi cần thiết phải kết hợp sử dụng những biện
pháp chuyên môn, đặc biệt thông qua đó để xác định đúng tính chất của sự việc.

+) Khi điều tra, xem xét cần bảo đảm tính khách quan, công minh, xem xét các
tình tiết thực tế. Phải đánh giá tầm quan trọng về mặt pháp lý của vụ việc bởi lẽ
pháp luật không thể được áp dụng đối với những vụ việc không có đặc trưng
pháp lý
+ Giai đoạn hai: Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, phân tích, làm sáng
tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với những trường hợp cần áp
dụng.

+) Khi đã xác định xong đặc trưng pháp lý của vụ việc được xem xét, yêu cầu
chủ thể có thẩm quyền tiến hành lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ
việc.

+) Yêu cầu trước tiên phải xác định ngành luật nào điều chỉnh vụ việc này, sau
đó sẽ lựa chọn quy phạm pháp luật cụ thể thích ứng với vụ việc. Quy phạm
pháp luật được lựa chọn phải là quy phạm có hiệu lực, nghĩa là được chọn từ
các văn bản quy phạm pháp luật mà tại thời điểm xảy ra sự việc cần áp dụng thì
chúng đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có quy
định hiệu lực trở về trước (hiệu lực hôi tô) thì áp dụng theo quy định đó; nếu
gặp trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng
một vấn đề thì áp dụng quy phạm trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn
hoặc trong văn bản ban hành sau nếu văn bản đó do cùng một cơ quan ban
hành. Các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần nắm vững
những quy định hiệu lực về thời gian, không gian, về đối tượng áp dụng của văn
bản quy phạm pháp luật. Sau khi tiến hành xong các công việc trên phải tiến
hành làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật được lựa chọn.
Điều đó có mục đích bảo đảm áp dụng đúng pháp luật.

 Giai đoạn ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật.

+) Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình áp dụng pháp luật, thông qua
việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật, quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của
các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người
vi phạm được ấn định.

+) Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện rõ trình độ và tính
sáng tạo của chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, bởi vì, quả quyết định áp
dụng pháp luật, những tình tiết của vụ việc được đánh giá chính thức mang tính
pháp lý, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Mặt khác, bằng văn bản áp dụng pháp
luật, các quyền và nghĩa vụ chung chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp
luật được cá biệt hóa, cụ thể hóa.

 Giai đoạn bốn: Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật.

+) Đây là bước cuối cùng của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này,
những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực
hiện đúng văn bản áp dụng pháp luật được tiến hành…

+) Cũng ở giai đoạn này, cần tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi
hành quyết định áp dụng pháp luật. Đây là biện pháp nhằm bảo đảm cho văn
bản áp dụng pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống.

* Ví dụ minh họa:

VD1: Giả sử có một vụ việc mà một người đã vi phạm luật giao thông bằng
cách lái xe mà không có giấy phép lái xe.
 Giai đoạn 1: Cảnh sát giao thông tiến hành kiểm tra và xác nhận rằng
người này thực sự đang lái xe mà không có giấy phép lái xe.

 Giai đoạn 2: Cảnh sát giao thông sau đó tham khảo Luật Giao thông
đường bộ để xác định hành vi này vi phạm quy định nào.

 Giai đoạn 3: Dựa trên quy định của Luật Giao thông đường bộ, cảnh sát
giao thông quyết định xử phạt người vi phạm.

 Giai đoạn 4: Cảnh sát giao thông sau đó lập biên bản vi phạm hành chính,
trong đó ghi rõ hành vi vi phạm, quy định pháp luật bị vi phạm và hình
thức xử phạt.

VD2: Giả sử có một vụ việc mà một người đã vi phạm luật lao động bằng cách
không thanh toán lương cho nhân viên.
 Giai đoạn 1: Cơ quan quản lý lao động tiến hành kiểm tra và xác nhận
rằng người này thực sự không thanh toán lương cho nhân viên.

 Giai đoạn 2: Cơ quan quản lý lao động sau đó tham khảo Luật Lao động
để xác định hành vi này vi phạm quy định nào.
 Giai đoạn 3: Dựa trên quy định của Luật Lao động, cơ quan quản lý lao
động quyết định xử phạt người vi phạm.

 Giai đoạn 4: Cơ quan quản lý lao động sau đó lập biên bản vi phạm hành
chính, trong đó ghi rõ hành vi vi phạm, quy định pháp luật bị vi phạm và
hình thức xử phạt.

Câu 6: Pháp chế XHCN là gì? Hãy trình bày những yêu cầu ciw bản
pháp chế XHCN

Cùng với việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, nhà nước xã hội
chủ nghĩa cần phải củng cố và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa
a. Khái niệm:
 Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng, thực hiện pháp luật hiện
hành một cách nghiêm minh, bình đẳng và thống nhất của các chủ
thể trong toàn xã hội.

 Pháp chế XHCN là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều mặt, do
vậy cần phải xem xét nó ở những bình diện sau:
+ Thứ nhất, pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức hoạt động của
bộ máy nhà nước.
+ Thứ hai, pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng.
+ Thứ ba, pháp chế XHCN là nguyên tắc đòi hỏi mọi công nhân
không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác…
đều phải tôn trọng và thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật trong
các hành vi xử sự của mình, được phép làm những gì pháp luật
không cấm.
+ Thứ tư, pháp chế xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa. Pháp chế là một phạm trù thể hiện những
yêu cầu, đòi hỏi đối với chủ thể pháp luật phải tôn trọng và thực
hiện đúng pháp luật. Pháp luật là tiền đề của pháp chế.

 Pháp chế chỉ có thể được củng cố, tăng cường khi xã hội có một
hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp
thời.

b. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa:
1, Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật:
 Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
 Tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.
 Làm cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật.
 Củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

2, Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc:
 Là điều kiện quan trọng để thiết lập trật tự, kỷ cương, cấp dưới
phục tùng cấp trên, lợi ích địa phương phải phù hợp với lợi ích
quốc gia, các nhân có quyền tự do dân chủ nhưng phải tôn trọng
quyền của những chủ thể khác.
 Là điều kiện để xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương chủ nghĩa, tự
do vô chính phủ, bảo đảm công bằng xã hội.
 Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, củng cố,
tăng cường
 Pháp chế cũng cần phải xem xét những điều kiện và hoàn cảnh cụ
thể, tìm ra những hình thức và phương pháp phù hợp để đưa pháp
luật vào cuộc sống với hiệu quả cao nhất mà không vi phạm pháp
luật, không xâm hại đến tính thống nhất của pháp chế.

3, Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp
luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả:
 Pháp luật là cơ sở để củng cố và tăng cường pháp chế. Để có cơ sở
vững chắc, củng cố nền pháp chế, phải có những biện pháp bảo
đảm cho các cơ quan có trách nhiệm xây dựng pháp luật đủ khả
năng và điều kiện để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
 Tổ chức và thực hiện pháp luật là một mặt quan trọng của nền
pháp chế Yêu cầu đặt ra: muốn củng cố và tăng cường pháp chế
thì phải bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức và thực hiện pháp luật
hoạt động có hiệu quả.
 Yêu cầu của pháp chế XHCN là phải có những biện pháp hữu hiệu
để xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
 Nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, pháp chế cón là nhiệm vụ của các tổ
chức xã hội và của toàn dân.

4, Không tách rời công tác pháp chế với văn hoá:
 Văn hoá là cơ sở quan trọng để củng cố nền pháp chế.
 Nền pháp chế vững mạnh sẽ phát triển văn hoá, nâng cao trình độ
văn hoá của đông đảo nhân dân.
 Phải gắn công tác pháp chế với công việc nâng cao trình độ văn
hoá nói chung và văn hoá pháp lý nói riêng của các nhân viên nhà
nước, nhân viên các tổ chức xã hội và công dân.
Câu 7: Trình bày các biện pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh việc đáp ứng yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa thì chúng ta còn
cần có những giải pháp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đã chỉ
ra rằng muốn tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa thì phải tiến hành đồng bộ
cả việc xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống, kiểm
tra xử lý các vi phạm pháp luật qua các biện pháp cơ bản sau đây:

1, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế:

 Đây là biện pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình củng cố,
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
 Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế thể hiện:

 Trong từng thời kỳ Đảng đề ra phương hướng xây dựng pháp luật, tổ
chức thực hiện pháp luật, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của nhân
dân, đào tạo, bồi dưỡng pháp lý để tăng cường cho các cơ quan làm công
tác pháp luật, pháp chế, tổ chức lãnh đạo phong trào quần chúng tham gia
tích cực, chống vi phạm pháp luật...

⇨ Đó là sự lãnh đạo toàn diện, có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của công
tác pháp chế

 Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế không có nghĩa là Đảng
làm thay nhà nước, mà Đảng đề ra phương hướng chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát hoạt động của nhà nước đối với công tác pháp chế.

 Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế còn được thể hiện thông
qua sự gương mẫu của các đảng viên, của tổ chức Đảng trong việc tôn
trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.

2. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa

 Pháp chế chỉ có thể được tăng cường dựa trên cơ sở một hệ thống pháp
luật ngày càng phát triển và hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa các chủ
trương, chính sách, đường lối của Đảng, phản ánh đúng những đặc điểm
của kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn cụ thể.
 Để có được hệ thống pháp luật như vậy cần thực hiện nhiều biện pháp:
Phải thường xuyên tiến hành hệ thống hóa pháp luật để loại bỏ những quy
định trùng lặp, lạc hậu, mâu thuẫn; để kịp thời bổ sung, sửa đổi pháp luật,
có kế hoạch xây dựng pháp luật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
pháp lý, kỹ thuật xây dựng pháp luật…

3. Tăng cường công tác thực hiện pháp luật


 Đây là biện pháp lớn tăng cường pháp chế, bao gồm nhiều mặt hoạt động
nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh

 Trong từng kỳ, cần có sự tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời để thấy rõ
những thiếu sót

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những
hành vi vi phạm pháp luật
 Đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc
biệt là các cơ quan làm công tác bảo vệ pháp luật để phát hiện những sai
sót, lệch lạc, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm, bảo đảm cho bộ máy nhà
nước hoạt động theo đúng quy định pháp luật

 Có sự lãnh đạo của Đảng, sự chủ động, sáng tạo của cơ quan có thẩm
quyền và sự tham gia đông đảo, tích cực của quần chúng nhân dân

You might also like