Biển Đen

biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á

Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporusbiển Marmara.

Bản đồ biển Đen

Biển Đen có diện tích vào khoảng 422.000 km², nơi sâu nhất đến 2210 mét. Sông Danube là dòng sông quan trọng nhất đổ vào Biển Đen. Được mệnh danh là biển ấm nhất Trái Đất.

Những quốc gia có đường biên giới ở biển Đen là Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, România, Ukraina, NgaGruzia. Xung quanh bờ biển có rất nhiều thành phố lớn như: Istanbul, Burgas, Varna, Constanţa, Yalta, Odessa, Sevastopol, Kerch, Novorossiysk, Sochi, Sukhumi/Sukhum, Poti, Batumi, Trabzon, Samsun.

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Hắc Hải có màu bình thường như các biển khác. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Hắc Hải nằm giáp Ukraina, phía bắc Hy Lạp. Cũng có một số nguồn ghi lại rằng tên gọi bắt nguồn từ những đám mây đen thường xuyên gây giông bão ở vùng biển này.

Nối với Địa Trung Hải trong Holocene

sửa
 
Bosphorus chụp từ ISS.
 
Bản đồ Dardanelles

Biển Đen nối với Đại dương Thế giới qua một chuỗi 2 eo biển nông là DardanellesBosphorus. Dardanelles sâu 55 m (180,45 ft) và Bosphorus sâu 36 m (118,11 ft). Khi so sánh cao độ mực nước biển vào kỷ băng hà gần nhất, các mực nước biển này thấp hơn mực nước hiện nay hơn 100 m (328,08 ft). Cũng có dấu hiệu cho thấy mực nước trong biển Đen tại một thời điểm cũng thấp hơn đáng kể trong suốt thời kỳ sau băng hà. Ví dụ như các nhà khảo cổ học đã phát hiện vỏ ốc nước ngọt và các công trình của con người cách bờ biển ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ 328 m. Vì vậy nó người ta cho rằng Biển Đen đã từng là một hồ nước ngọt trong đất liền (ít nhất là trong các lớp trên) trong thời gian đóng băng gần đây và một thời gian sau đó.

Sau thời kỳ băng hà, mực nước trong biển Đen và biển Aegean dâng cao độc lập nhau cho đến độ cao đủ để cho sự trao đổi nước. Thời điểm chính xác của sự phát triển này vẫn là một vấn đề còn tranh cãi. Một khả năng có thể là biển Đen đã đầy trước, với lượng nước dư chảy qua Bosphorus và cuối cùng chảy vào Địa Trung Hải. Cũng có các kịch bản thảm họa như "Giả thiết đại hồng thủy Biển Đen" do William RyanWalter Pitman đề xướng.

Giả thiết đại hồng thủy

sửa

Năm 1997, William Ryan và Walter Pitman ở Đại học Columbia đã đưa ra giả thiết, theo đó một trận lũ lớn đã tràn qua Bosphorus trong thời cổ đại. Họ tuyên bố rằng Biển Đen và biển Caspi từng là các hồ nước ngọt lớn, nhưng vào khoảng 5600 TCN, Địa Trung Hải tràn qua dãi đá ở Bosphorus, tạo sự liên thông dòng chảy giữa Biển Đen và Địa Trung Hải. Công việc tiếp theo đã được thực hiện cả về hỗ trợ và phản bác giả thiết này, và các nhà khảo cổ học vẫn phản bác nó. Điều này đã khiến người ta liên hệ thảm họa này với các trận lũ huyền thoại trong thời kỳ tiền sử.[1]

Thành phần hóa học

sửa
 
Ảnh SeaWiFS thể hiện sự tương tác của các dòng chảy có màu sắc khác nhau trên mặt biển.

Biển Đen là một bồn nước phân tầng lớn nhất trên thế giới, ở đó các lớp nước ở dưới sâu và trên mặt không trộn lẫn với nhau để có thể nhận oxy từ khí quyển. Do đó, hơn 90% thể tích nước Biển Đen dưới sâu là nước thiếu oxy. Điều kiện thủy hóa hiện tại chủ yếu bị khống chế bởi địa hình bồn biển và các dòng sông đổ vào, nên tạo ra sự phân tầng mạnh mẽ theo chiều đứng và sự cân bằng nước dương. Các lớp trên cùng nhìn chung lạnh hơn, nhẹ hơn và ít mặn hơn các lớp dưới sâu, vì chúng được các dòng sông cung cấp nước, trong khi đó các lớp dưới sâu có nguồn gốc ấm, mặn của Địa Trung Hải. Dòng nước nặng này từ Đia Trung Hải được cân bằng bởi một dòng nước ngọt trên mặt chảy ra từ Biển Đen vào biển Marmara, duy trình sự phân tầng và độ mặn.

Địa chất và địa hình đáy

sửa
 
Vịnh Sudak

Nguồn gốc địa chất của bồn biển có thể liên hệ đến hai bồn trũng sau cung riêng biệt đã từng bắt đầu bởi sự phân tách cung núi lửa Albianđới hút chìm của các đại dương Tethys cổđại dương Tethys, nhưng thời gian xảy ra các sự kiện này vẫn còn tranh cãi.[2][3] Khi bắt đầu, các chuyển động kiến tạo nén ép gây ra sự sụt lún trong bồn trũng, xen kẽ với các pha tách giãn tạo ra các hoạt động núi lửa trên diện rộng và một số đai tạo núi, làm nâng các dải núi Greater Caucasus, Parhar, nam CrimeaBalkan. Sự va chạm đang tiếp diễn giữa mảng Á-Âuchâu Phi và sự chuyển động về phía tây của khối Anatolian dọc theo đứt gãy Bắc AnatoliaĐứt gãy Đông Anatolia gây ra cơ chế kiến tạo hiện tại,[4] đã làm tăng thêm sự sụt lún của bồn Biển Đen và hoạt động núi lửa đáng chú ý trong khu vực Anatolian.[5]

Bồn biển hiện tại có thể chia thành 2 phụ cấu trúc bởi phần nhô ra kéo dài về phía nam từ bán đảo Krym. Thềm lục địa về phía bắc của bồn biển rộng đến 190 km, và độ dốc trong khoảng 1:40 và 1:1000. Rìa phía nam quanh Thổ Nhĩ Kỳ và rìa phía tây quanh Gruzia đặc trưng bởi một thềm hẹp hiếm khi rộng quá 20 km và độ dốc khoảng 1:40, gồm nhiều hẻm vực và các rãnh. đồng bằng biển thẳm Euxine ở trung tâm Biển Đen có độ sâu tối đa 2.212 m (7.257,22 ft) nằm gần phía nam của Yalta trên bán đảo Krym.[6]

Lịch sử

sửa
 
Bản đồ Biển Đen thời Trung Cổ
 
Tranh của Ivan Aivazovsky. Hạm đội Biển Đen trong vịnh Theodosia, ngay sau chiến tranh Krym

Biển Đen từng là một tuyến đường thủy bận rộn nối các tuyến đường bộ cắt qua nó trong thế giới cổ đại như: Balkans với phía Tây, thảo nguyên Á-Âu với phía bắc, Caucasus và Trung Á với phía đông, Tiểu Á và Mesopotamia với phía nam, và Hy Lạp với tây nam. Vùng đất ở tận cùng phía đông của Biển Đen là Colchis, (hiện thuộc Gruzia), được đánh dấu cho người Hy Lạp là rìa của thế giới đã được khám phá. Các thảo nguyên phía bắc của Biển Đen từng được cho là nơi xuất phát của những người nói hệ ngôn ngữ Proto-Ấn-Âu, hệ ngôn ngữ tổ tiên của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, theo một số học giả như Kurgan; một số khác di chuyển về khu trung tâm phía đông của biển Caspi, một số khác nữa thì đến Anatolia. Nhiều cảng cổ, một số cảng còn cổ hơn các kim tự tháp Ai Cập, nằm trên bờ biển của Biển Đen.[7]

Biển Đen trở thành nơi hoạt động của Hải quân Ottoman trong 5 năm Genoa mất Krym năm 1479, sau đó chỉ có các tàu buồm buôn bán của phương Tây hoạt động trên vùng nước thuộc Venice cũ, một đối thủ cạnh tranh của Dubrovnik. Các hoạt động hạn chế này dần dần thay đổi bởi Hải quân Nga từ năm 1783 cho đến khi có sự nới lỏng kiểm soát xuất khẩu năm 1789 do cuộc cách mạng Pháp.[8][9]

Những khu nghỉ dưỡng

sửa
  • Ahtopol (Bulgaria)
  • Anapa (Nga)
  • Alupka (Russia)
  • Alushta (Krym, Ukraina)
  • Balchik (Bulgaria)
  • Emona (Bulgaria)
  • Eupatoria (Krym, nga)
  • Theodosia (Krym, nga)
  • Giresun (Thổ Nhĩ Kỳ)
  • Gagra (Abkhazia/Gruza)
  • Golden Sands (Bulgaria)
  • Gurzuf (Krym/Russia)
  • Jupiter (Romania)
  • Kobuleti (Gruza)
  • Koktebel (Krym/Ukraina)
  • Mamaia (Romania)
  • Mangalia (Romania)
  • Neptun (Romania)
  • Nessebar (Bulgaria)
  • Novorossiysk (Nga)
  • Odessa (Ukraina)
  • Olimp (Romania)
  • Pitsunda (Abkhazia/Gruza)
  • Pomorie (Bulgaria)
  • Rize (Thổ Nhĩ Kỳ)
  • Rusalka (Bulgaria)
  • Saturn (Romania)
  • Sochi (Nga)
  • Sozopol (Bulgaria)
  • Sudak (Krym/Ukraina)
  • Sunny Beach (Bulgaria)
  • Venus (Romania)
  • Yalta (Krym/Russia)

Tham khảo

sửa
  1. ^ William Ryan and Walter Pitman, Noah's Flood: The New Scientific Discoveries About the Event That Changed History. Simon & Schuster Paperbacks, New York, NY, 1998 ISBN 0-684-85920-3
  2. ^ McKenzie, DP (1970). “Plate tectonics of the Mediterranean region”. Nature. 226 (5242): 239–43. Bibcode:1970Natur.226..239M. doi:10.1038/226239a0. PMID 16057188.
  3. ^ McClusky, S., S. Balassanian (2000). “Global Positioning System constraints on plate kinematics and dynamics in the eastern Mediterranean and Caucasus” (PDF). Journal of Geophysical Research. 105 (B3): 5695–5719. Bibcode:2000JGR...105.5695M. doi:10.1029/1999JB900351.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Shillington, Donna J.; White, Nicky; Minshull, Timothy A.; Edwards, Glyn R.H.; Jones, Stephen M.; Edwards, Rosemary A.; Scott, Caroline L. (2008). “Cenozoic evolution of the eastern Black Sea: A test of depth-dependent stretching models”. Earth and Planetary Science Letters. 265 (3–4): 360–378. Bibcode:2008E&PSL.265..360S. doi:10.1016/j.epsl.2007.10.033.
  5. ^ Nikishin, A (2003). “The Black Sea basin: tectonic history and Neogene–Quaternary rapid subsidence modelling”. Sedimentary Geology. 156: 149–168. Bibcode:2003SedG..156..149N. doi:10.1016/S0037-0738(02)00286-5.
  6. ^ "Remote Sensing of the European Seas" (2008) ISBN 1-4020-6771-2, p. 17
  7. ^ “The Black Sea”. Chadparmet.home.comcast.net. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2010.[liên kết hỏng]
  8. ^ The Venetian Empire 1200-1670, page 17, David Nicolle, Osprey Publishing, 1989. ISBN 978-0-85045-899-2
  9. ^ Economic Life in Ottoman Europe: Taxation, Trade and the Struggle for Land, 1600-1800, Studies in Modern Capitalism, page 134, Bruce McGowan, ISBN 978-0-521-13536-8