Bước tới nội dung

Wolfram

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wolfram, 74W
Tính chất chung
Tên, ký hiệuWolfram, W
Phiên âm/ˈtʌŋstən/
cách khác: /ˈwʊlfrəm/ (WOOL-frəm)
Hình dạngXám trắng bóng, ánh nhiều màu khi bị ôxy hóa
Wolfram trong bảng tuần hoàn
Hydro (diatomic nonmetal)
Heli (noble gas)
Lithi (alkali metal)
Beryli (alkaline earth metal)
Bor (metalloid)
Carbon (polyatomic nonmetal)
Nitơ (diatomic nonmetal)
Oxy (diatomic nonmetal)
Fluor (diatomic nonmetal)
Neon (noble gas)
Natri (alkali metal)
Magnesi (alkaline earth metal)
Nhôm (post-transition metal)
Silic (metalloid)
Phosphor (polyatomic nonmetal)
Lưu huỳnh (polyatomic nonmetal)
Chlor (diatomic nonmetal)
Argon (noble gas)
Kali (alkali metal)
Calci (alkaline earth metal)
Scandi (transition metal)
Titani (transition metal)
Vanadi (transition metal)
Chrom (transition metal)
Mangan (transition metal)
Sắt (transition metal)
Cobalt (transition metal)
Nickel (transition metal)
Đồng (transition metal)
Kẽm (transition metal)
Gali (post-transition metal)
Germani (metalloid)
Arsenic (metalloid)
Seleni (polyatomic nonmetal)
Brom (diatomic nonmetal)
Krypton (noble gas)
Rubidi (alkali metal)
Stronti (alkaline earth metal)
Yttri (transition metal)
Zirconi (transition metal)
Niobi (transition metal)
Molypden (transition metal)
Techneti (transition metal)
Rutheni (transition metal)
Rhodi (transition metal)
Paladi (transition metal)
Bạc (transition metal)
Cadmi (transition metal)
Indi (post-transition metal)
Thiếc (post-transition metal)
Antimon (metalloid)
Teluri (metalloid)
Iod (diatomic nonmetal)
Xenon (noble gas)
Caesi (alkali metal)
Bari (alkaline earth metal)
Lantan (lanthanide)
Ceri (lanthanide)
Praseodymi (lanthanide)
Neodymi (lanthanide)
Promethi (lanthanide)
Samari (lanthanide)
Europi (lanthanide)
Gadolini (lanthanide)
Terbi (lanthanide)
Dysprosi (lanthanide)
Holmi (lanthanide)
Erbi (lanthanide)
Thulium (lanthanide)
Ytterbi (lanthanide)
Luteti (lanthanide)
Hafni (transition metal)
Tantal (transition metal)
Wolfram (transition metal)
Rheni (transition metal)
Osmi (transition metal)
Iridi (transition metal)
Platin (transition metal)
Vàng (transition metal)
Thuỷ ngân (transition metal)
Thali (post-transition metal)
Chì (post-transition metal)
Bismuth (post-transition metal)
Poloni (metalloid)
Astatin (diatomic nonmetal)
Radon (noble gas)
Franci (alkali metal)
Radi (alkaline earth metal)
Actini (actinide)
Thori (actinide)
Protactini (actinide)
Urani (actinide)
Neptuni (actinide)
Plutoni (actinide)
Americi (actinide)
Curium (actinide)
Berkeli (actinide)
Californi (actinide)
Einsteini (actinide)
Fermi (actinide)
Mendelevi (actinide)
Nobeli (actinide)
Lawrenci (actinide)
Rutherfordi (transition metal)
Dubni (transition metal)
Seaborgi (transition metal)
Bohri (transition metal)
Hassi (transition metal)
Meitneri (unknown chemical properties)
Darmstadti (unknown chemical properties)
Roentgeni (unknown chemical properties)
Copernici (transition metal)
Nihoni (unknown chemical properties)
Flerovi (post-transition metal)
Moscovi (unknown chemical properties)
Livermori (unknown chemical properties)
Tennessine (unknown chemical properties)
Oganesson (unknown chemical properties)
Mo

W

Sg
TantaliWolframRheni
Số nguyên tử (Z)74
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar)183,84
Phân loại  kim loại chuyển tiếp
Nhóm, phân lớp6d
Chu kỳChu kỳ 6
Cấu hình electron[Xe] 4f14 5d4 6s2[1]
mỗi lớp
2, 8, 18, 32, 12, 2
Tính chất vật lý
Màu sắcXám trắng bóng
Trạng thái vật chấtChất rắn
Nhiệt độ nóng chảy3695 K ​(3422 °C, ​6192 °F)
Nhiệt độ sôi5828 K ​(5555 °C, ​10031 °F)
Mật độ19,25 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa)
Mật độ ở thể lỏngở nhiệt độ nóng chảy: 17,6 g·cm−3
Điểm tới hạn13892 K,  MPa
Nhiệt lượng nóng chảy35,3 kJ·mol−1
Nhiệt bay hơi806,7 kJ·mol−1
Nhiệt dung24,27 J·mol−1·K−1
Áp suất hơi
P (Pa) 1 10 100 1 k 10 k 100 k
ở T (K) 3477 3773 4137 4579 5127 5823
Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxy hóa6, 5, 4, 3, 2, 1, 0, −1, -2Axít nhẹ
Độ âm điện2,36 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóaThứ nhất: 770 kJ·mol−1
Thứ hai: 1700 kJ·mol−1
Bán kính cộng hoá trịthực nghiệm: 139 pm
Bán kính liên kết cộng hóa trị162±7 pm
Thông tin khác
Cấu trúc tinh thểLập phương tâm khối
Cấu trúc tinh thể Lập phương tâm khối của Wolfram
Vận tốc âm thanhque mỏng: 4290 m·s−1 (ở r.t.)
Độ giãn nở nhiệt4,5 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C)
Độ dẫn nhiệt173 W·m−1·K−1
Điện trở suấtở 20 °C: 52,8 n Ω·m
Tính chất từThuận từ[2]
Mô đun Young411 GPa
Mô đun cắt161 GPa
Mô đun khối310 GPa
Hệ số Poisson0,28
Độ cứng theo thang Mohs7,5
Độ cứng theo thang Vickers3430 MPa
Độ cứng theo thang Brinell2570 MPa
Số đăng ký CAS7440-33-7
Đồng vị ổn định nhất
Bài chính: Đồng vị của Wolfram
Iso NA Chu kỳ bán rã DM DE (MeV) DP
180W 0.12% 1,8×1018 năm α 2.516 176Hf
181W Tổng hợp 121,2 ngày ε 0.188 181Ta
182W 26.50% 182W ổn định với 108 neutron[3]
183W 14.31% 183W ổn định với 109 neutron[4]
184W 30.64% 184W ổn định với 110 neutron[5]
185W Tổng hợp 75,1 ngày β- 0.433 185Re
186W 28.43% 186W ổn định với 112 neutron[6]

Wolfram (IPA: /ˈwʊlfrəm/), còn gọi là Tungsten hoặc Vonfram, là một nguyên tố hóa học có ký hiệu là W (tiếng Đức: Wolfram) và số nguyên tử 74. Là một kim loại chuyển tiếp có màu từ xám thép đến trắng, rất cứng và nặng, wolfram được tìm thấy ở nhiều quặng bao gồm wolframitscheelit và đáng chú ý vì những đặc điểm lý tính mạnh mẽ, đặc biệt nó là kim loại không phải là hợp kimđiểm nóng chảy cao nhất và là nguyên tố có điểm nóng chảy cao thứ 2 sau cacbon. Dạng wolfram tinh khiết được sử dụng chủ yếu trong ngành điện nhưng nhiều hợp chất và hợp kim của nó được ứng dụng nhiều (đáng kể nhất là làm dây tóc bóng đèn điện dây đốt), trong các ống X quang (dây tóc và tấm bia bắn phá của điện tử) và trong các siêu hợp kim. Wolfram là kim loại duy nhất trong loạt chuyển tiếp thứ 3 có mặt trong các phân tử sinh học.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1781, Carl Wilhelm Scheele phát hiện một acid mới là acid wolframic, có thể được chiết từ scheelite (lúc đó có tên là tungstenit). Scheele và Torbern Bergman cho rằng nó có thể tạo ra một kim loại mới bằng cách oxy hóa acid này.[7] Năm 1783, José và Fausto Elhuyar tìm thấy một acid được chế từ wolframit, được xác định là acid wolframic. Sau năm đó, ở Tây Ban Nha, họ đã thành công khi cô lập wolfram bằng cách oxy hóa acid này với than củi, và họ được ghi công đã phát hiện ra nguyên tố này.[8][9]

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, wolfram đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch chính trị (background). Bồ Đào Nha, khi đó là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên tố này ở châu Âu, phải chịu áp lực từ cả hai phía do họ sở hữu các mỏ quặng wolframit. Wolfram chịu được các điều kiện nhiệt độ cao và độ bền của nó trong các hợp kim làm cho nó trở thành một nguyên liệu thô quan trọng trong công nghiệp vũ khí.[10]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế kỷ XVI, nhà khoáng vật học Georgius Agricola đã miêu tả Freiberger, khoáng vật có mặt trong quặng thiếc ở Saxon, gây khó khăn trong việc tuyển nổi thiếc khỏi quặng thiếc. Một phần của tên gọi "Wolf" có nguồn gốc từ đây. Ông gọi khoáng vật này là lupi spuma năm 1546, nghĩa Latin là "nước bọt sói". RAM trong tiếng Đức cổ (tương ứng khoảng năm 1050 đến 1350) nghĩa là "muội than, dơ", khi ở dạng khoáng vật màu đen xám có thể dễ nghiền và thường được gọi là cacbon đen.[11]

Tên gọi "wolfram" được dùng đa số ở châu Âu (đặc biệt là tiếng Đức và Slav), có nguồn gốc từ khoáng vật wolframit, và tên gọi này cũng được dùng làm ký hiệu nguyên tố hóa học này W.[12] Tên gọi "wolframit" xuất phát từ tiếng Đức "wolf rahm" ("mồ hóng của chó sói" hay "kem của chó sói"), tên gọi này được Johan Gottschalk Wallerius đổi thành tungsten năm 1747. Tên gọi này, tới lượt mình, có nguồn gốc từ "Lupi spuma", một tên gọi được Georg Agricola sử dụng từ năm 1546 để chỉ nguyên tố này, có nghĩa là "váng bọt của chó sói" hay "kem của chó sói" (từ nguyên không chắc chắn hoàn toàn), và nó ám chỉ tới một lượng lớn thiếc được sử dụng để tách kim loại này ra khỏi khoáng vật chứa nó.[13]

Từ "tungsten" được sử dụng trong tiếng Anh, Pháp và một số ngôn ngữ khác để chỉ tên của nguyên tố. Tungsten là tên Thụy Điển cũ được dùng để chỉ khoáng vật scheelit.

IUPAC đặt tên nguyên tố 74 là tungsten với ký hiệu W. Tên thay thế wolfram bị loại bỏ trong phiên bản mới nhất của sách Đỏ (Nomenclature of Inorganic Chemistry. IUPAC Recommendations 2005) mặc dù việc loại bỏ này đã được thảo luận chủ yếu bởi các thành viên IUPAC Tây Ban Nha.[14] Tên Wolfram đã được IUPAC chính thức thay thế bằng tungsten tại hội nghị lần thứ 15 của tổ chức này tại Amsterdam năm 1949.[15]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính chất vật lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở dạng thô, wolfram là kim loại có màu xám thép, thường giòn và cứng khi gia công, nhưng nếu tinh khiết nó rất dễ gia công.[12] Nó được gia công bằng các phương pháp rèn, kéo, ép tạo hình. Trong tất cả kim loại nguyên chất, wolfram có điểm nóng chảy cao nhất (3.422 °C, 6.192 °F), áp suất hơi thấp nhất, (ở nhiệt độ trên 1.650 °C, 3.000 °F) độ bền kéo lớn nhất.[16]hệ số giãn nở nhiệt thấp nhất. Độ giãn nở nhiệt thấp, điểm nóng chảy và độ bền cao của wolfram là do các liên kết cộng hóa trị mạnh hình thành giữa các nguyên tử wolfram bởi các electron lớp 5d.[17] Hợp kim pha một lượng nhỏ wolfram của thép làm tăng mạnh tính dẻo của nó.[18]

Wolfram tồn tại ở hai dạng tinh thể chính: α và β. Dạng α có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối và là một dạng bền. cấu trúc của tinh thể dạng β được gọi là lập phương A15; là một dạng kích thích, nhưng có thể đồng tồn tại với pha α ở các điều kiện phòng do sự tổng hợp không cân bằng hoặc sự ổn định hóa bởi các tạp chất. Trái ngược với dạng α có các tinh thể là các hạt có kích thước bằng nhau theo mọi hướng còn dạng β có tập hợp dạng trụ. Dạng α có điện trở thấp hơn dạng β 3 lần[19] và thấp hơn nhiều nếu nó ở nhiệt độ chuyển tiếp siêu dẫn TC so với dạng β: khoảng 0,015 K vs. 1-4 K; hỗn hợp của 2 dạng này cho phép tạo ra các giá trị TC trung gian.[20][21] Giá trị TC cũng có thể được gia tăng bằng cách tạo hợp kim wolfram với các kim loại khác (như 7,9 K đối với W-Tc).[22] Các hợp kim wolfram này đôi khi được sử dụng trong các mạch siêu dẫn nhiệt độ thấp.[23][24][25]

Đồng vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Wolfram tự nhiên gồm 5 đồng vị với chu kỳ bán rã đủ lâu nên chúng được xem là các đồng vị bền. Về mặt lý thuyết, tất cả năm đồng vị có thể phân rã thành các đồng vị của nguyên tố 72 (hafni) bằng phân rã alpha, nhưng chỉ có 180W là được quan sát[26] là có chu kỳ bán rã (1,8 ± 0,2)×1018 yr; trung bình, nó có hai phân rã anpha của 180W trong một gram wolfram tự nhiên/năm.[27] Các đồng vị tự nhiên khác chưa được quan sát phân rã, nhưng chu kỳ bán rã của các đồng vị được hạn chế ở mức như sau[27]

182W, T1/2 > 8.3×1018 năm
183W, T1/2 > 29×1018 năm
184W, T1/2 > 13×1018 năm
186W, T1/2 > 27×1018 năm

30 đồng vị phóng xạ nhân tạo khác của wolfram đã được miêu tả, đồng vị bền nhất là 181W có chu kỳ bán rã 121,2 ngày, 185W là 75,1 ngày, 188W là 69,4 ngày, 178W là 21,6 ngày, và 187W là 23,72 giờ.[27] Tất cả các đồng vị phóng xạ còn lại có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 3 giờ, và đá số trong đó có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 8 phút.[27] Wolfram có 4 meta state, ổn định nhất là 179mW (T½ 6,4 phút).

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Wolfram nguyên tố có khả năng chống oxy hóa, acid, và kiềm.[28][29]

Trạng thái oxy hóa phổ biến nhất của wolfram là +6, nhưng có thể thay đổi từ −2 đến +6.[28] Wolfram đặc biệt kết hợp với oxy tạo thành wolfram trioxide, WO3 màu vàng, hòa tan trong dung dịch kiềm tạo thành ion wolfram WO2−
4
.

Wolfram cacbic (W2C và WC) được sản xuất bằng cách nung bột wolfram với cacbon và là những cacbic cứng nhất, WC có điểm nóng chảy 2.770 °C và 2.780 °C đối với W2C. WC là chất dẫn điện hiệu quả, nhưng W2C thì ít hơn. Wolfram cacbic có ứng xử tương tự wolfam không ở dạng hợp kim và có khả năng chống lại ăn mòn hóa học, mặc dù nó phản ứng mạnh với clo tạo thành wolfram hexaclorua (WCl6).[18]

Dung dịch wolfram trong nước được ghi nhận là để tạo thành acid heteropoly và các anion polyoxometalat trong các môi trường trung hòa và acid. Khi wolfamat được xử lý từ từ bằng acid, đầu tiên nó hòa tan, anion "parawolfarmat A" metastable, W
7
O
6-
24
, dần dần nó chuyển sang dạng anion ít hòa tan hơn "parawolframat B", H
2
W
12
O
10-
42
.[30] Quá trình acid hóa sau đó tạo ra các anion netawolframat hòa tan rất cao, H
2
W
12
O
6-
40
, sau đó đạt đến trạng thái cân bằng. Ion metawolframat tồn tại ở dạng cụm hình học của hình bát diện 12 wolfram-oxy được gọi là anion Keggin. Các anion polyoxometalat khác tồn tại ở các nhóm metastable. Khi trong cấu trúc bao gồm một nguyên tử khác như phosphor ở vị trí của hai hydro trung tâm của metawolframat tạo ra sự đa dạng của các acid heteropoly, như acid phosphowolframic H3PW12O40.

Vai trò sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]

Wolfram số nguyên tử 74, là nguyên tố nặng nhất có mặt trong các cơ thể sống, nguyên tố nặng thứ 2 là iod (Z = 53). Wolfram chưa được tìm thấy là chất cần thiết hoặc được sử dụng trong các sinh vật nhân điển hình, nhưng nó là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với một số vi khuẩn. Ví dụ, các enzym oxidoreductase dùng wolfram tương tự như molypden bằng cách sử dụng nó trong phức chất wolfram-pterin với molybdopterin. Molybdopterin, mặc cho tên gọi của nó, không chứa molypden, nhưng có thể tạo phức chất với hoặc là molypden hoặc là wolfram để được sử dụng bởi các sinh vật. Các enzym mang wolfram thường khử các acid cacboxylic thành các aldehyt — một quá trình tổng hợp khó trong hóa và hóa sinh.[31] Tuy nhiên, các oxidoreductase wolfram cũng có thể xúc tác quá trình oxy hóa. Enzym cần wolfram đầu tiên được phát hiện cũng cần selen, và trong trường hợp này cặp đôi wolfram-selen có thể có chứa năng tương tự cặp đôi molypden-lưu huỳnh của các enzym cần phụ nhân tử molybden.[32] Một trong những enzym trong họ oxidoreductase, thỉnh thoảng sử dụng dùng wolfram (các enzym formate dehydrogenase H của vi khuẩn) cũng được biết là sử dụng cặp selen-molypden của molybdopterin.[33] Mặc dù xanthin dehydrogenase chứa wolfram từ vi khuẩn đã được tìm thấy là chứa molydopterin-wolfram và cũng như selen liên kết phi protein, nhưng phức chất molybdopterin wolfram-selen chưa được miêu tả rõ ràng.[34]

Các hiệu ứng khác về sinh hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đất, kim loại wolfram bị oxy hóa thành anion wolframat. Nó có thể được nhập vào có chọn lọc hay không chọn lọc bởi một số sinh vật nhân sơ và có thể thay thế cho molybdat trong một số enzym nhất định. Tác động của nó tới phản ứng của các enzym này trong một trường hợp là kiềm chế còn trong một số trường hợp khác lại là tích cực.[35]. Người ta cho rằng các enzym chứa tungstat trong sinh vật nhân chuẩn có thể là trơ. Tính chất hóa học của đất có thể xác định cách mà wolfram được polyme hóa như thế nào; các đất kiềm tạo ra các wolframat đơn phân (monome); các đất acid tạo ra các wolframat polyme.[36]

Natri wolframatchì đã được nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đến các loài giun đất. Chì được tìm thấy là gây tử vong chúng ở các liều lượng thấp còn natri wolframat thì ít độc hơn, nhưng wolframat ức chế hoàn toàn khả năng sinh sản của chúng.[37]

Wolfram đã được nghiên cứu là chất kìm hãm trao đổi chất đồng sinh học, với chức năng tương tự hoạt động của molypden. Người ta phát hiện rằng tetrathiowolframat có thể được dùng làm hóa chất tạo phức chất đồng sinh học, tương tự như tetrathiomolybdat.[38]

Sản lượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Wolframit
Sản xuất wolfram năm 2005

Wolfram được tìm thấy trong các khoáng vật wolframit (wolframat sắt-mangan FeWO4/MnWO4), scheelit (calci wolframat, (CaWO4), ferberit (FeWO4) và hübnerit (MnWO4). Chúng được khai thác và dùng để sản xuất khoảng 37.400 tấn wolfram/năm trong năm 2000.[39] Trung Quốc sản xuất hơn 75% tổng sản lượng thế giới, các nước còn lại gồm Úc, Bolivia, Bồ Đào Nha, Nga, và Colombia.[39]

Wolfram được tách từ các quặng của nó qua nhiều công đoạn. Quặng được chuyển đổi từ từ thành wolfram(VI) oxide (WO3), sau đó được nung với hydro hoặc cacbon tạo ra wolfram bột.[7] Nó có thể được dùng ở dạng bột hoặc ép thành các thỏi rắn.

Wolfram cũng có thể được tách ra bằng cách khử hydro của WF6:

WF6 + 3 H2 → W + 6 HF

hoặc nhiệt phân:[40]

WF6 → W + 3 F2 (ΔHr = +)

Wolfram không được mua bán theo kiểu hợp đồng tương lai và không được niêm yết trên các thị trường giao dịch như London Metal Exchange. Giá của wolfram (WO3) vào khoảng 18.975 USD/tấn vào tháng 8 năm 2010.[41]

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
Cận ảnh một sợi Wolfram trong đèn halogen.
Nhẫn Wolfram carbide (trang sức)

Do có chịu được nhiệt độ cao và có điểm nóng chảy cao nên wolfram được dùng trong các ứng dụng nhiệt độ cao,[42] như dây tóc bóng đèn, ống đèn tia âm cực, và sợi ống chân không, thiết bị sưởi, và các vòi phun động cơ tên lửa.[12]

Do tính dẫn điện và tính trơ hóa hóa học tương đối của nó, wolfram cũng được dùng trong làm điện cực, và nguồn phát xạ trong các thiết bị chùm tia điện tử dùng súng phát xạ trường, như kính hiển vi điện tử. Trong điện tử, wolfram được dùng làm vật liệu kết nối trong các vi mạch, giữa vật liệu điện môi silic đoxidetransistor. Nó được dùng làm các màng kim (hoặc molypden) loại phủ trên miếng silicon thay thế dây dẫn được dùng trong điện tử thông thường.[40]

Chỉ định

[sửa | sửa mã nguồn]

Do Wolfram hiếm gặp trong tự nhiên và các hợp chất của nó nhìn chung là trơ nên những ảnh hưởng của nó tới môi trường là hạn chế.[43] Một liều gây chết trung bình LD50 tùy thuộc phần lớn vào động vật và phương pháp điều khiển và nó thay đổi từ 59 mg/kg (tĩnh mạch, thỏ rừng)[44][45] đến 5000 mg/kg (bột kim loại wolfram, trong phúc mạc, chuột cống).[46][47]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Why does Tungsten not 'Kick' up an electron from the s sublevel ?”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  2. ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.
  3. ^ Được cho là trải qua quá trình phân rã alpha thành 178Hf với chu kỳ bán rã hơn 7,7×1021 năm.
  4. ^ Được cho là trải qua quá trình phân rã alpha thành 179Hf với chu kỳ bán rã hơn 4,1×1021 năm.
  5. ^ Được cho là trải qua quá trình phân rã alpha thành 180Hf với chu kỳ bán rã hơn 8,9×1021 năm.
  6. ^ Được cho là trải qua quá trình phân rã alpha thành 182Hf hoặc phân rã ββ thành 186Os với chu kỳ bán rã hơn 8,2×1021 năm.
  7. ^ a b Saunders, Nigel (2004). Tungsten and the Elements of Groups 3 to 7 (The Periodic Table). Chicago, Illinois: Heinemann Library. ISBN 1403435189.
  8. ^ “ITIA Newsletter” (PDF). International Tungsten Industry Association. tháng 6 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.
  9. ^ “ITIA Newsletter” (PDF). International Tungsten Industry Association. tháng 12 năm 2005. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.
  10. ^ Stevens, Donald G. (1999). “World War II Economic Warfare: The United States, Britain, and Portuguese Wolfram”. The Historian. Questia. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010. Liên kết ngoài trong |publisher= (trợ giúp)
  11. ^ Kluge: Etymologisches Wörterbuch der deutschen Sprache. (24. Auflage) Berlin: Walter de Gruyter 2002, Seiten 995-996. ISBN 3-11-017473-1(tiếng Đức)
  12. ^ a b c Stwertka, Albert (2002). A Guide to the elements (ấn bản thứ 2). New York: Nhà in Đại học Oxford. ISBN 0195150260.
  13. ^ van der Krogt, Peter. “Wolframium Wolfram Tungsten”. Elementymology & Elements Multidict. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2010.
  14. ^ “Report on the use of Wolfram as an Alternative Name for Tungsten” (PDF). tr. 49–55. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2010.[liên kết hỏng](tiếng Anh)
  15. ^ “Wolframio, sí; tungsteno, no por Pascual Román Polo” (PDF). Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.(tiếng Tây Ban Nha)
  16. ^ C. R. Hammond (2004). The Elements, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition. CRC press. ISBN 0849304857.
  17. ^ Erik Lassner, Wolf-Dieter Schubert (1999). Tungsten: properties, chemistry, technology of the element, alloys, and chemical compounds. Springer. tr. 9. ISBN 0306450534.
  18. ^ a b Daintith, John (2005). Facts on File Dictionary of Chemistry . New York: Checkmark Books. ISBN 0816056498.
  19. ^ Heather Bean Material Properties and Analysis Techniques for Tungsten Thin Films Lưu trữ 2011-10-23 tại Wayback Machine. ngày 19 tháng 10 năm 1998
  20. ^ Lita, A. E.; Rosenberg, D.; Nam, S.; Miller, A.; Balzar, D.; Kaatz, L. M.; Schwall, R. E. “Tuning of Tungsten Thin Film Superconducting Transition Temperature for Fabrication of Photon Number Resolving Detectors” (PDF). IEEE Transactions on Applied Superconductivity. 15 (2): 3528–3531. doi:10.1109/TASC.2005.849033.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  21. ^ R. T. Johnson & O. E. Vilches, J. C. Wheatley, Suso Gygax (1966). “Superconductivity of Tungsten”. Physical Review Letters. 16 (3): 101–104. Bibcode:1966PhRvL..16..101J. doi:10.1103/PhysRevLett.16.101.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  22. ^ S. H. Autler & J. K. Hulm, R. S. Kemper (1965). “Superconducting Technetium-Tungsten Alloys”. Physical Review. 140 (4A): A1177–A1180. Bibcode:1965PhRv..140.1177A. doi:10.1103/PhysRev.140.A1177.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  23. ^ A Shailos & W Nativel, A Kasumov, C Collet, M Ferrier, S Guéron, R Deblock, H Bouchiat (2007). “Proximity effect and multiple Andreev reflections in few-layer graphene”. Europhysics Letters (EPL). 79: 57008. arXiv:cond-mat/0612058. Bibcode:2007EL.....7957008S. doi:10.1209/0295-5075/79/57008. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  24. ^ A. Yu. Kasumov & K. Tsukagoshi, M. Kawamura, T. Kobayashi, Y. Aoyagi, K. Senba, T. Kodama, H. Nishikawa, I. Ikemoto, K. Kikuchi, V. T. Volkov, Yu. A. Kasumov, R. Deblock, S. Guéron, H. Bouchiat (2005). “Proximity effect in a superconductor-metallofullerene-superconductor molecular junction”. Physical Review B. 72 (3): 033414. arXiv:cond-mat/0402312. Bibcode:2005PhRvB..72c3414K. doi:10.1103/PhysRevB.72.033414.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  25. ^ M. D. Kirk & D. P. E. Smith, D. B. Mitzi, J. Z. Sun, D. J. Webb, K. Char, M. R. Hahn, M. Naito, B. Oh, M. R. Beasley, T. H. Geballe, R. H. Hammond, A. Kapitulnik, C. F. Quate (1987). “Point-contact electron tunneling into the high-T_{c} superconductor Y-Ba-Cu-O”. Physical Review B. 35 (16): 8850–8852. Bibcode:1987PhRvB..35.8850K. doi:10.1103/PhysRevB.35.8850.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  26. ^ C. Cozzini (2004). “Detection of the natural α decay of tungsten”. Phys. Rev. C. 70: 064606. doi:10.1103/PhysRevC.70.064606.
  27. ^ a b c d Alejandro Sonzogni. “Interactive Chart of Nuclides”. National Nuclear Data Center: Brookhaven National Laboratory. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
  28. ^ a b Emsley, John E. (1991). The elements (ấn bản thứ 2). New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-855569-5.
  29. ^ Morse, P. M.; Shelby, Q. D.; Kim, D. Y.; Girolami, G. S. (2008). “Ethylene Complexes of the Early Transition Metals: Crystal Structures of [HfEt4(C2H4)2−] and the Negative-Oxidation-State Species [TaHEt(C2H4)33−] and [WH(C2H4)43−]”. Organometallics. 27 (5): 984–993. doi:10.1021/om701189e.
  30. ^ Smith, Bradley J.; Patrick, Vincent A. (2000). “Quantitative Determination of Sodium Metatungstate Speciation by 183W N.M.R. Spectroscopy”. Australian Journal of Chemistry. CSIRO. 53 (12): 965. doi:10.1071/CH00140. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2008.
  31. ^ Lassner, Erik (1999). Tungsten: Properties, Chemistry, Technology of the Element, Alloys and Chemical Compounds. Springer. tr. 409–411. ISBN 0306450534.
  32. ^ Stiefel, E. I. (1998). “Transition metal sulfur chemistry and its relevance to molybdenum and tungsten enzymes” (PDF). Pure & Appl. Chem. 70 (4): 889–896. doi:10.1351/pac199870040889.
  33. ^ Khangulov, S. V. (1998). “Selenium-Containing Formate Dehydrogenase H from Escherichia coli: A Molybdopterin Enzyme That Catalyzes Formate Oxidation without Oxygen Transfer”. Biochemistry. 37 (10): 3518–3528. doi:10.1021/bi972177k. PMID 9521673.
  34. ^ Schrader, Thomas; Rienhofer, Annette; Andreesen, Jan R. (1999). “Selenium-containing xanthine dehydrogenase from Eubacterium barkeri”. Eur. J. Biochem. 264 (3): 862–71. doi:10.1046/j.1432-1327.1999.00678.x. PMID 10491134.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  35. ^ Andreesen J. R.; Makdessi K. (2008). "Tungsten, the Surprisingly Positively Acting Heavy Metal Element for Prokaryotes". Annals of the New York Academy of Sciences 1125: 215-229. Bibcode 2008NYASA1125..215A, doi:10.1196/annals.1419.003, PMID 18096847
  36. ^ Chemical & Engineering News, 19 Jan. 2009, "Unease over Tungsten", tr. 63
  37. ^ Inouye, L. S. (2006). “Tungsten effects on survival, growth, and reproduction in the earthworm, eisenia fetida”. Environmental Toxicology & Chemistry. 25 (3): 763. doi:10.1897/04-578R.1.
  38. ^ McQuaid A; Lamand M; Mason J. (1994). “Thiodungstate-copper interactions II. The effects of tetrathiodungstate on systemic copper metabolism in normal and copper-treated rats”. J Inorg Biochem. 53: 205. doi:10.1016/0162-0134(94)80005-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  39. ^ a b Shedd, Kim B. (2000). “Tungsten” (PDF). United States Geological Survey. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2008.
  40. ^ a b Schey, John A. (1987). Introduction to Manufacturing Processes, 2nd ed. McGraw-Hill, Inc.
  41. ^ “Metal Bulletin”. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  42. ^ DeGarmo, E. Paul (1979). Materials and Processes in Manufacturing, 5th ed. New York: MacMillan Publishing.
  43. ^ Strigul, N; Koutsospyros, A; Arienti, P; Christodoulatos, C; Dermatas, D; Braida, W (2005). “Effects of tungsten on environmental systems”. Chemosphere. 61 (2): 248–58. doi:10.1016/j.chemosphere.2005.01.083. PMID 16168748.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  44. ^ A. Koutsospyros; Braida, W.; Christodoulatos, C.; Dermatas, D.; Strigul, N. (2006). “A review of tungsten: From environmental obscurity to scrutiny”. Journal of Hazardous Materials. 136 (1): 1–19. doi:10.1016/j.jhazmat.2005.11.007. PMID 16343746.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  45. ^ Lagarde, F; Leroy, M (2002). “Metabolism and toxicity of tungsten in humans and animals”. Metal ions in biological systems. 39: 741–59. PMID 11913143. also reported in Astrid Sigel, Helmut Sigel (2002). Molybdenum and tungsten: their roles in biological processes. CRC Press. tr. 741 ff. ISBN 0-8247-0765-6.
  46. ^ Masten, Scott (2003). “Tungsten and Selected Tungsten Compounds - Review of Toxicological Literature” (PDF). National Institute of Environmental Health Sciences. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2009.
  47. ^ Marquet, P. (1997). “Tungsten determination in biological fluids, hair and nails by plasma emission spectrometry in a case of severe acute intoxication in man”. Journal of forensic sciences. 42 (3): 527–30. PMID 9144946.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chú giải
Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ Siêu actinit Eka-​siêu actinit Họ lantan Họ actini Kim loại chuyển tiếp Kim loại yếu Á kim Phi kim đa nguyên tử Phi kim hai nguyên tử Khí hiếm
dự đoán dự đoán dự đoán dự đoán     dự đoán dự đoán dự đoán dự đoán dự đoán dự đoán