STA 271 BT TienNT 120822
STA 271 BT TienNT 120822
STA 271 BT TienNT 120822
CHƯƠNG 1
Câu 1: Tập hợp những đơn vị cá biệt cần quan sát hoặc nghiên cứu được gọi là:
a. Đơn vị tổng thể
b. Tiêu thức thống kê
c. Chỉ tiêu thống kê
d. Tổng thể thống kê
Câu 2: Một tiêu thức thống kê là:
a. một đặc điểm của tổng thể thống kê
b. Một đặc điểm của đơn vị tổng thể
c. Các đặc điểm của đơn vị tổng thể
d. Cả 3 câu a, b, c đều sai
Câu 3: Tiêu thức số lượng liên tục là tiêu thức có các hình thức biểu hiện như
sau:
a. Chỉ biểu hiện là những số nguyên
b. Là những con số có cả phần thập phân
c. Biểu hiện là những con số
d. Cả a,b,c đều sai
Câu 4: Điều tra thống kê là:
a. Tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa tài liêu
b. Nêu lên đặc điểm, bản chất và tính quy luật của hiện tượng
c. Thu thập ghi chép tài liệu về hiện tượng
d. Cả 3 câu a, b, c đều sai
Câu 5 : Việc thu thập tài liệu được tiến hành trên một số ít đơn vị được chọn ra
từ tổng thể nghiên cứu gọi là:
a. Điều tra chọn mẫu
b. Điều tra toàn bộ
c. Điệu tra không toàn bộ
d. Điều tra trọng điểm
Câu 6: Thu thập tài liệu trên bộ phận đơn vị chủ yếu của tổng thể gọi là:
a. Điều tra chọn mẫu
b. Điều tra trọng điểm
c. Điều tra chuyên đề
d. Cả 3 câu a, b, c đều sai
Câu 7: Phân tổ là việc căn cứ vào một hoặc một số………..để tiến hành phân
chia các đơn vị tổng thể thành các tổ có tính chất khác nhau
a. Chỉ tiêu
b. Tổng thể
c. Tiêu thức
d. Đơn vị
Câu 8: Trong phân tổ thống kê, mỗi tổ chỉ có 1 lượng biến gọi là:
a. phân tổ có khoảng cách tổ đều
b. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều
c. Phân tổ không có khoảng cách tổ
d. Cả 3 câu a, b, c đều sai
Câu 9. Đối tượng nghiên cứu của thống kê là gì? Nêu một số đối tượng chủ
yếu.
Câu 10. Phân biệt chỉ tiêu và tiêu thức thống kê.
Câu 11. Phân biệt tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng
Câu 12. Quá trình nghiên cứu thống kê có bao nhiêu giai đoạn, nêu nội dung
chính của từng giai đoạn.
CHƯƠNG 2
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Trong phân tổ thống kê, mỗi tổ chỉ có 1 lượng biến gọi là:
e. phân tổ có khoảng cách tổ đều
f. Phân tổ có khoảng cách tổ không đều
g. Phân tổ không có khoảng cách tổ
h. Cả 3 câu a, b, c đều sai
Câu 2: Công thức tính trị số khoảng cách tổ
Bài 3
Có tài liệu cho trong bảng sau:
Tuổi Số công nhân Tần số tích luỹ Tần suất (%) Tần suất
nghề tiến tích luỹ
2 20
3 15
4 45
5 80
6 90
7 30
8 25
9 10
1. Tính các số liệu còn thiếu cho trong bảng.
2. Cho biết ý nghĩa của mỗi số liệu tính được.
Bài 4
Có tài liệu sau đây của 50 công nhân đúc bê tông của một xí nghiệp bê tông:
STT Bậc thợ Tuổi nghề Mức độ cơ giới Năng suất lao
(năm) hoá lao động (%) động ngày (m3)
1 2 2 35 3.0
2 3 3 59 6.5
3 3 2 44 4.8
4 3 4 55 5.7
5 2 2 39 2.8
6 3 3 56 4.7
7 2 3 78 4.2
8 4 3 44 5.3
9 3 2 43 2.0
10 3 5 76 6.5
11 3 4 58 5.1
12 4 2 41 5.5
13 2 2 49 3.0
14 2 3 58 3.6
15 4 6 58 4.5
16 4 7 61 6.7
17 3 5 62 5.6
18 3 3 46 5.0
19 2 2 35 2.5
20 4 4 55 6.8
21 3 2 38 6.6
22 3 3 35 6.3
23 3 2 25 7.9
24 4 8 90 4.6
25 2 4 47 4.2
26 3 4 69 4.8
27 2 3 48 5.8
28 4 7 82 4.9
29 4 6 96 4.3
30 3 5 63 6.4
31 4 10 79 7.0
32 3 5 41 7.1
33 3 4 45 4.4
34 2 5 75 5.2
35 3 4 45 3.2
36 4 3 51 5.4
37 3 4 55 4.5
38 4 8 95 5.5
39 4 10 90 2.5
40 4 9 70 6.2
41 3 6 56 4.1
42 3 5 57 5.1
43 2 3 48 5.0
44 3 8 72 6.1
45 3 6 52 5.9
46 2 4 73 3.8
47 3 2 35 4.6
48 2 2 30 3.4
49 2 4 67 5.5
50 3 3 57 5.9
Cho biết thêm: Doanh thu thực tế chung quí I là 400 triệu, quí II là 500 triệu
đồng. Vậy, tỷ lệ nhiệm vụ kế hoạch về doanh thu của cả 2 loại sản phẩm ở
quí II.
a. 108,22% b. 125% c. 115,5% d. khác
Câu 4: Giả sử có số liệu trong bảng thống kê như sau:
Tên sản Kết cấu doanh thu Số tương đối nhiệm vụ kế
phẩm quí I (%) hoạch doanh thu quí II (%)
A 55 120
B 45 110
Cho biết thêm: Doanh thu thực tế chung quí I là 400 triệu, quí II là 500 triệu
đồng. Vậy, Tỷ lệ thực hiện kế hoạch về doanh thu của cả 3 loại sản phẩm ở
quí II.
a. 108,22% b. 125% c. 115,5% d. khác
Câu 5: Giả sử có số liệu trong bảng thống kê như sau:
Tên sản Kết cấu doanh thu Số tương đối nhiệm vụ kế
phẩm quí I (%) hoạch doanh thu quí II (%)
A 55 120
B 45 110
Cho biết thêm: Doanh thu thực tế chung quí I là 400 triệu, quí II là 500 triệu
đồng. Vậy, Tốc độ phát triển về doanh thu của doanh nghiệp
a. 108,22% b. 125% c. 115,5% d. khác
Câu 6: Chỉ tiêu đo lường khuynh hướng tập trung đó là:
a. Số trung bình
b. Số mod
c. Số med
d. Cả a,b, c đều đúng
Câu 7: Chỉ tiêu được tính bằng cách cộng lượng biến của tất cả các đơn vị
sau đó đem chia cho số đơn vị tổng thể là:
a. số bình quân cộng
b. số bình quân điều hòa
c. số bình quân nhân
d. cả a và b đều đúng
Câu 8: Một nhóm công nhân gồm 3 người cùng sản xuất 1 loại sản phẩm
trong thời gian như nhau. Thời gian hao phí để sản xuất một sản phẩm A của
công nhân thứ nhất là 12 phút, của người thứ 2 là 15 phút và của người thứ 3
là 20 phút. Vậy, thời gian hao phí bình quân để sản xuất một sản phẩm A
tính chung cho cả 3 công nhân là:
a. 15,66p/sp b. 15p/sp c. 15,8p/sp d. khác
Câu 9: Tại một của hàng lương thực bán 3 loại gạo A, B, C. Trong kỳ cửa hàng
thu về tiền bán 3 loại gạo như nhau. Giá bán 1 Kg gạo từng loại như sau: Loại A
9000 đồng, loại B 11000 đồng, loại C 14000 đồng. Vậy, giá bán bình quân 1 Kg
gạo chung cho cả 3 loại gạo bán ra là:
a. 11333,3d/kg b. 12030,4d/kg c. 10972,9d/kg d. khác
Câu 10 : Theo thống kê về tình hình tiêu thụ hàng hoá A tại các thị
trường như sau:
TN (năm) 2 2 5 7 9 9 10 11 12
TL (trđ) 3,33 3,55 4,80 5,10 5,20 5,15 5,50 6,00 6,40
Tính khoảng biến thiên, độ lệch tuyệt đối bình quân, phương sai độ lệch chuẩn của
từng tiêu thức?
Bài 25
Có tài liệu phân tổ công nhân về mức lương tại một xí nghiệp như sau:
Mức lương (1000đ) Tỷ trọng công nhân so với tổng số (%)
4000-5000 12
5000-6000 21
6000-7000 32
7000-8000 21
8000-9000 14
Yêu cầu:
1. Tính mức lương bình quân một công nhân của xí nghiệp?
2. Tính độ lệch tuyệt đối bình quân, phương sai và độ lệch chuẩn về tiền
lương.
Bài 26
Có tài liệu về tiền luơng của công nhân trong một xí nghiệp như sau:
Loại công nhân số công nhân Mức lương tháng mỗi công nhân
(1000đ)
Thợ rèn 2 1700, 1800
Thợ nguội 3 1600, 1800, 2000
Thợ tiện 5 1700, 1900, 2000, 2100, 2300
Hãy tính:
1. Tiền lương bình quân của công nhân mỗi loại và toàn thể công nhân.
2. Phương sai chung về tiền lương
Bài 27
Có tài liệu về số công nhân trong một xí nghiệp như sau:
Phân xưởng Tổng số công nhân trong đó: Nam
A 60 12
B 50 15
C 20 10
D 80 54
E 30 12
Yêu cầu:
1. Tính tỷ trọng nam trong mỗi phân xưởng và chung cho cả xí nghiệp.
2. Tính phương sai về các tỷ trọng này.
CHƯƠNG 4
I. Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Tốc độ phát triển lợi nhuận của 1 công ty năm 2008 so với 2003 là
3,2 lần. Vậy, t ốc độ phát triển bình quân hàng năm của lợi nhuận trong thời
kỳ trên là:
a. 133,7% b. 126% c. 121,3% d. khác
Câu 2
Có tài liệu về tình hình biến động sản lượng qua các năm như sau
- năm 2006 so với năm 2005 tăng 11%
- năm 2007 so với năm 2006 tăng 13%
- năm 2008 so với năm 2007 tăng 10%
- Năm 2009 so với 2008 tăng 14%
Tốc độ phát triển bình quân hàng năm về sản lượng trong thời kỳ trên là:
a. 11,99% b. 11,89% c. 111,99% d. khác
Câu 3: Có tài liệu về tình hình biến động doanh thu qua các năm như sau
- năm 2006 so với năm 2005 phát triển 119%
- năm 2007 so với năm 2006 phát triển 115%
- năm 2008 so với năm 2007 phát triển 117%
Tốc độ tăng bình quân hàng năm về doanh thu trong thời kỳ trên là:
a. 117% b. 126,5% c. 116,98% d. khác
Câu 4 :Có tài liệu về doanh số của một cửa hàng qua các năm như sau:
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh 460 520 560 600 650
số
Dự đoán doanh số năm 2011 theo phương pháp ngọai suy hàm xu thế là (trđ)
a. 788 b. 742 c. 604 d. khác
Câu 5 : Số liệu sau dùng để trả lời cho các câu hỏi
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 10 năm 1989 đến 1998 như sau:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
số 1420 1624 1033 1946 1722 1983 2058 3047 3682 3800
lưọng(tấn)
Lượng gạo xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là (1000 tấn)
a. 328
b. 264,44
c. 241,77
d. tất cả đều sai
Câu 6 : Giai đoạn 2000-2008 tốc độ phát triển bình quân hàng năm của
lượng gạo xuất khẩu (%) là:
a. 103,123
b. 113,093
c. 112,648
d. tất cả đều sai
Câu 7: Giả định thị trường XK gạo của VN ổn định, dự đoán lượng gạo XK
vào năm 2012 theo hàm xu thế tuyến tính là: (1000 tấn) (tham số at lấy 2 số
thập phân)
a. 4593,32
b. 4062,94
c. 4720,66
d. tất cả đều sai
Câu 8: Dân số của địa phương A năm 2001 là 602150 người, năm 2009 là
711068 người. Như vậy tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm thời kì
2001-2009 là (%)
a. 1,68
b. 1,31
c. 2,1
d. khác
Câu 9: Có tài liệu sau:
Số tiền gửi tiết kiệm bình quân mỗi tháng trong quý 1 là:
a. 675 b. 450 c. 666,66 d. khác
Hàng hoá tồn kho 200 240 204 180 206 198 190
(trđ)
Hãy tính giá trị hàng hoá tồn kho trung bình cho các thời gian sau:
a. Từng tháng
b. Từng quý
c. Sáu tháng đầu năm
Bài 4
Có tài liệu về số dư tiền vay ngân hàng của công ty X trong quý I/N
Thời điểm 1/1 15/1 20/2 8/3 31/3
Số dư tiền vay(trđ) 100 80 60 90 94
Hãy tính số dư tiền vay trung bình trong quý I của công ty
Bài 5
Có tài liệu về chỉ tiêu giá trị sản xuất (GTSX) của một xí nghiệp chế biến X
như sau:
Yêu cầu
1. Hãy xây dựng đường hồi quy tuyến tính. Vẽ kết quả lên đồ thị.
2. Hãy dự đoán sản lượng của xí nghiệp trong năm 2009.
3. Ứng dụng SPSS để xử lý các yêu cầu trên.
Bài 10
Có tài liệu điều tra về chỉ tiêu giá trị sản xuất (GTSX) của xí nghiệp qua các
tháng ở năm 2007 như sau (đvt:tr.đ)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
GTSX 35 36 34 40 37 38 41 38 43 40 45 50
Yêu cầu:
1. Biểu thị số liệu lên đồ thị.
2. Điều chỉnh dãy số trên bằng số bình quân di động với khoảng san bằng là 3.
3. Biểu thị kết quả lên cùng đồ thị trong câu 1. Nhận xét.
Bài 11
Có tài liệu về lượng tiêu thụ một loại hàng tại thành phố X như sau: (ĐVT: 1000
tấn)
Tháng Năm
2005 2006 2007
1 1,20 1,3 1,24
2 1,18 1,5 1,2
3 1,50 1,6 1,45
4 1,80 1,9 1,78
5 2,7 2,6 2,63
6 3,4 3,3 3,0
7 4,4 4,5 4,3
8 5,00 4,9 4,8
9 4,0 3,8 3,9
10 2,1 2,05 1,8
11 1,5 1,4 1,45
12 1,0 1,1 1,07
Hãy dùng phương pháp điều chỉnh thích hợp để nêu lên biến động thời vụ về
lượng hàng này. Trình bày kết quả lên đồ thị.
Bài 12
Có tài liệu về sản lượng từng quý của một xí nghiệp như sau: (đvt: tr.đ)
Quý Năm
2005 2006 2007
I 175 247 400
II 263 298 441
III 326 366 420
IV 297 341 420
Yêu cầu:
1. xây dựng mô hình phản ánh xu thế phát triển của chỉ tiêu sản lượng.
2. Tính chỉ số thời vụ .
3. Biểu diễn kết quả lên đồ thị.
Bài 13
Có số liệu về số lượng du khách nước ngoài đến thành phố X vào các mùa từ
năm 2004 đến 2007 (đvt: 1000 người)
Năm Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông
2004 87 105 86 122
2005 85 108 83 124
2006 84 104 87 125
2007 88 103 88 121
1. Tính số trung bình di động từ nhóm 4 mức độ.
2. Tính chỉ số thời vụ theo các phương pháp khác nhau.
3. Dự đoán số lượng du khách đến vào các mùa trong năm 2009
CHƯƠNG 5
I. Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Để xây dựng kế hoạch cho hiện tượng, ta dùng:
a. chỉ số nhiệm vụ kế hoạch
b. chỉ số hoàn thành kế hoạch
c. chỉ số không gian
d. chỉ số phát triển
Câu 2: Để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, ta dùng:
a. chỉ số nhiệm vụ kế hoạch
b. chỉ số hoàn thành kế hoạch
c. chỉ số không gian
d. chỉ số phát triển
Câu 3: Quyền số của chỉ số chung chỉ tiêu khối lượng là
a. Nhân tố chất lượng có liên quan được cố định ở kỳ gốc
b. Nhân tố khối lượng có liên quan được cố định ở kỳ báo cáo
c. Nhân tố chất lượng có liên quan được cố định ở kỳ báo cáo
d. Cả a,b,c đều sai
Câu 4: Chỉ số:
Biết thêm rằng tổng chi phí sản xuất kỳ gốc là 1750 triệu đồng.
Chỉ số chung về chi phí:
a. 1,053 b. 1,04 c. 0,934 d. khác
Câu 6:
Có tài liệu về lượng hàng hoá và mức tiêu thụ hàng hoá như sau:
Hàng chỉ số cá thể về lượng Doanh thu tiêu thụ hàng hoá (trđ)
hoá hàng hoá (%) Kỳ gốc Kỳ nghiên cứu
A 105 20 26
B 112 24 34
C 98 16 25
Chỉ số chung về lượng hàng tiêu thụ:
a. 1,054 b. 1,07 c. 1,416 d. khác
Câu 7: Diện tích gieo trồng mía của nông trường kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng
12%, chi phí tăng 15%, sản lượng mía giảm 10%. Hãy tính xem năng suất thu
hoạch mía thay đổi như thế nào?
a. Tăng 0,8%
b. Tăng 8%
c. Giảm 19,7%
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 8: Diện tích gieo trồng mía của nông trường kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng
12%, chi phí tăng 15%, sản lượng mía giảm 10%. Hãy tính xem giá thành sản
phẩm mía thay đổi như thế nào?
a. Tăng 0,8%
b. Tăng 8%
c. Giảm 19,7%
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 9: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ một loại hàng hoá của một công ty như
sau:
Tháng 6/2009 Tháng 7/2009
Khu vực Giá bán Lượng hàng bán Giá bán Lượng hàng
(1000đ/kg) ra (kg) (1000đ/kg) bán ra (kg)
I 20 6.000 30 7.000
II 25 5.000 28 3.000
Tổng doanh thu chung cho 2 khu vực biến động:
a. Tháng 7 tăng 28,88% so với tháng 6
b. Tháng 7 tăng 32% so với tháng 6
c. Tháng 7 giảm 24,25% so với tháng 6
d. Cả a,b,c đều sai
II. Bài tập
Bài 1:
Có tài liệu về tình hình sản suất của một xí nghiệp:
Sản ĐVT Giá thành đơn vị (1000đ) sản lượng
phẩm Kỳ gốc kỳ báo cáo Kỳ gốc kỳ báo cáo
A Bộ 200 206 2000 2400
B cái 36 30 10.000 11.000
a. Tính các chỉ số cá thể về giá thành và sản lượng
b. Chỉ số chung về giá thành và sản lượng
c. Phân tích sự thay đổi tổng chi phí sản xuất của xí nghiệp qua hai kỳ do
ảnh hưởng của hai nhân tố: giá thành và sản lượng.
Bài 2:
Có số liệu về năng suất lúa vụ mùa và diện tích gieo trồng của 3 địa phương:
Tên địa Năng suất thu hoạch(tạ/ha) Diện tích gieo trồng(ha)
phương Năm trước Năm nay Năm trước Năm nay
A 40 36 10.000 9000
B 40 45 6000 7200
C 35 42 5000 5500
a. Tính chỉ số cá thể về năng suất và diện tích gieo trồng
b. Tính chỉ số chung về năng suất thu hoạch và diện tích gieo trồng.
c. Phân tích sản lượng lúa thu hoạch chung cho 3 địa phương trên do ảnh
hưởng của hai nhân tố: năng suất và diện tích gieo trồng.
Bài 3:
Có tài liệu về tình hình sản xuất của một xí nghiệp như sau:
sản phẩm Giá thành đơn vị (1000đ) Sản lượng (chiếc)
Kỳ gốc kỳ báo cáo kỳ gốc kỳ báo cáo
A 320 300 4000 4200
B 180 175 3100 3120
C 140 135 200 210
Yêu cầu:
1. Hãy tính các chỉ số cần thiết để phản ánh tình hình biến động về giá
thành và sản lượng riêng cho từng loại sản phẩm?
2. Trình bày kết quả tính toán trên bảng thống kê?
Bài 4:
Có tài liệu về diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở một địa phương qua hai
năm như sau:
Loại lúa 2006 2007
Năng suất Diện sản Năng suất Diện sản
bình quân tích lượng bình quân 1 tích lượng
1 ha (tạ/ha) (ha) (tạ) ha (tạ/ha) (ha) (tạ)
Hè thu 32 400 12800 34 410 13940
Mùa 26 300 7800 25 270 6750
Tên hàng Doanh thu tiêu thụ hàng hoá (trđ) Tỷ lệ tăng, giảm giá
Kỳ gốc Kỳ báo cáo cả(%)
Bài 14
Có tài liệu về 1 xí nghiệp như sau:
Sản phẩm Chi phí sản xuất (tr.đ) Tốc độ tăng sản lượng quý II
Quý I Quý II so với quý I (%)
A 105 110 15
B 620 650 5
1. Tính các chỉ số chung theo thứ tự: chỉ số sản lượng, chỉ số tổng chi phí sản
xuất, chỉ số giá thành.
2. Tính các chỉ số chung theo thứ tự: chỉ số tổng chi phí sản xuất, chỉ số giá
thành, chỉ số sản lượng.
Bài 15
Một xí nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm (A, B, C). Tổng chi phí sản xuất kỳ
gốc của 3 sản phẩm như sau: sản phẩm A chiếm 27%, sản phẩm B chiếm 15%,
sản phẩm C chiếm 58%. Kỳ báo cáo so với kỳ gốc sản lượng sản phẩm A tăng
5%, sản phẩm B tăng 7%, sản phẩm C tăng 20%. Tổng chi phí sản xuất kỳ báo
cáo là 956 triệu đồng, tăng 8% so với kỳ gốc.
Hãy tính:
1. Chỉ số chung về khối lượng sản phẩm.
2. Chỉ số chung về giá thành.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng chi phí sản xuất.
Bài 16
1. Tại một nông trường năm nay so với năm trước: diện tích gieo trồng lúa tăng
5%, năng suất bình quân tăng 4%, giá thành tăng 2%. Hãy tính xem tổng sản
lượng lúa và tổng chi phí sản xuất lúa của nông trường thay đổi như thế nào?
2. Diện tích gieo trồng mía của nông trường kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng
12%, chi phí tăng 15% sản lượng mía giảm 10%. Hãy tính xem năng suất thu
hoạch mía và giá thành sản phẩm mía thay đổi như thế nào?
Bài 17
Có tài liệu về tình hình tiêu thụ một loại hàng hoá của một công ty như sau:
Tháng 6/2007 Tháng 7/2007
Khu vực Giá bán Lượng hàng bán Giá bán Lượng hàng
(1000đ) ra (kg) (1000đ) bán ra (kg)
I 23 5.000 23 7.000
II 21 5.000 21 3.000
Yêu cầu:
1. Tính giá bán bình quân một ký hàng hoá nói trên cho từng tháng.
2. lập hệ thống chỉ số phân tích sự biến động giá bán bình quân nói
trên.
3. Phân tích sự biến động của doanh số bán ra theo các nhân tố: giá
bán, kết cấu lượng hàng tiêu thụ, khối lượng hàng bán ra.
Bài 18
Có tài liệu về tình hình sản xuất kinh doanh của một xí nghiệp như sau:
Phân Giá trị sản lượng (1000đ) Số công nhân (người)
xưởng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 7 Tháng 8
A 15.000 11.000 200 140
B 8.000 24.000 200 317
Yêu cầu:
1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động năng suất lao động
bình quân toàn xí nghiệp.
2. Phân tích sự biến động giá trị sản lượng của xí nghiệp theo các nhân tố:
năng suất lao động, kết cấu công nhân, số lượng công nhân.
CHƯƠNG 6
Bài 1 : Thu thập số liệu của 10 cửa hàng bán lẻ hàng hó tại trung tâm thành phố
C về hai tiêu thức: diện tích kinh doanh của cửa hàng và doanh số bán trung
bình 1 ngày (triệu đồng)
Diện tích (m- 7 10 8 5 11 3 7 11 12 6
2
)
Doanh số 2 3 2,4 1,8 3,2 1,5 2,1 3,8 4 2,2
bán (trđ)
Giả sử hai tiêu thức trên có tương quan tuyến tính:
a. Vẽ đường hồi quy thực nghiệm
b. Tìm đường hồi quy lý thuyết
c. Dự đoán Y với x=4, x=10, x=12
d. Ứng dụng SPSS để xử lý các yêu cầu trên.
Bài2: Trưởng phòng kinh doanh của công ty sản xuất đồ chơi trẻ em quan tâm đến
thời gian quảng cáo trên vô tuyến truyền hình và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Sau đây
là số liệu của 7 tuần của những tháng cuối năm 2004:
Thời gian quảng cáo trong1 tuần (phút) 25 18 32 21 35 28 30
Sản phẩm tiêu thụ trong 1 tuần(1000sp) 16 11 20 15 26 32 20
Giả sử hai tiêu thức trên có mối tương quan tuyến tính:
a. Vẽ đường hồi quy thực nghiệm
b. Xác định đường hồi quy lý thuyết
c. Dự đoán Y với x=20 và x=27
d. Hệ số tương quan
e. Ứng dụng SPSS để xử lý các yêu cầu trên
Bài3: Có số liệu về sản lượng hàng tháng và giá thành trung bình đơn vị sản
phẩm của 4 xí nghiệp trong cùng một ngành như sau:
Tên xí nghiệp Sản lượng mỗi tháng (1000tấn) Giá thành 1 tấn (trđ)
A 5 19
B 1 21
C 10 14
D 15 9
Giả sử giữa giá thành đơn vị sản phẩm và sản lượng có mối tương quan phi
tuyến.
a. Xác định phương trình hồi quy lý thuyết phù hợp với mối tươg quan
trên.
b. Dự đoán Y với x= 4 và x=12
c. Tính tỷ số tương quan
d. Ứng dụng SPSS để xử lý các yêu cầu trên
Bài4 : Một xí nghiệp chăn nuôi muốn xác định mối quan hệ giữa độ tuổi của
một loại gia súc khi bắt đầu chuyển qua giai đoạn vỗ béo với một loại thức ăn
mới, trọng lượng của con gia súc vào thời gian đó và trọng lượng tăng lên sau
một tuần khi được nuôi bằng loại thức ăn mới. Sau đây là số liệu thí nghiệm
trên 8 con gia súc:
Số thứ tự con trọng lượng khởi Độ tuổi (tuần) trọng lượng tăng
gia súc điểm (kg) (kg)
1 39 8 7
2 52 6 6
3 48 7 7
4 46 12 10
5 61 9 9
6 34 6 4
7 25 10 3
8 55 4 4
a. Xác định phương trình tương quan biểu hiện mối tương quan giữa ba
tiêu thức trên.
b. Trọng lượng tăng lên cho một con gia súc trên sẽ là bao nhiêu nếu trọng
lượng lúc bắt đầu vỗ béo là 40kg với độ tuổi là 8 tuần.
Bài 5
Có số liệu về sản lượng hàng hoá tiêu thụ , chi phí đầu tư cho nghiên cứu
cải tiến sản phẩm và chi phí quảng cáo hàng tháng của 6 xí nghiệp cùng
một ngành sản xuất:
Sản lượng tiêu thụ Chi phí nghiên cứu Chi phí quảng cáo
2 1 0
8 3 4
5 2 1
6 3 3
12 5 3
19 8 8
a. Xác định phương trình tương quan tuyến tính biểu hiện mối liên hệ giữa
ba chỉ tiêu trên.
b. Dự đoán y với x1=4 và x2=2
c. Tính các hệ số tương quan tuyến tính, đánh giá trình độ chặt chẽ giữa y,
x1; y, x2 và x1, x2
d. Tính hệ số tương quan bội đánh giá trình độ chăt chẽ giữa ba chỉ tiêu
trên.
CHƯƠNG 7
Bài 1
Trong một xí nghiệp cơ khí người ta chọn ra 25 công nhân để điều tra năng
suất lao động. Kết quả điều tra cho thấy thời gian hao phí bình quân để sản xuất 1
sản phẩm là 32 phút, độ lệch tiêu chuẩn là 6 phút.
1. Với yêu cầu trình độ đáng tin cậy là 0,954 hãy suy rộng thời gian hao phí
bình quân để sản xuất 1 sản phẩm của công nhân cả xí nghiệp.
2. Cũng với những số liệu trên, nhưng nếu chỉ chọn ra 100 công nhân để điều
tra thì kết quả suy rộng sẽ là bao nhiêu?
Bài 2
Trong một xí nghiệp dệt gồm 1000 công nhân, người ta chọn ra 100 người theo
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn thuần (không trả lại). Kết quả điều tra năng
suất lao động trên tổng thể mẫu như sau:
Năng suất lao động (m) Số công nhân
30-40 30
40-50 33
50-60 24
60-70 13
Hãy tính:
1. Năng suất lao động bình quân chung của công nhân trong xí nghiệp, với
độ tin cậy 0,683.
2. Xác suất để cho năng suất lao động bình quân chung không chênh lệch
quá 1,94 m so với năng suất lao động bình quân của số công nhân được
điều tra.
3. Số công nhân cần chọn để điều tra, sáo cho với xác suất là 0,954, phạm
vi sai số chọn mẫu khi suy rộng năng suất lao động bình quân chung
không vượt quá 2 met.
4. Tỷ lệ chung về số công nhân dệt trong cả xí nghiệp có năng suất lao
động bình quân từ 60 met trở lên, với trình độ tin cậy là 0,683.
5. Xác suất để cho tỷ lệ chung về số công nhân dệt trong cả xí nghiệp có
năng suất lao động bình quân từ 60 m trở lên (vừa tính được ở câu 4
không chênh lệch quá 9,6% so với tỷ lệ đã điều tra được.(tien bai tap
moi
Bài 3
Kiểm tra 400 sản phẩm của nhà máy thấy có 80 phế phẩm. Để sai số của ước
lượng tỉ lệ p là tỉ lệ phế phẩm của nhà máy không vượt quá 0,05 thì độ tin cậy tối
đa là bao nhiêu?