HSG - NG Văn 8 - 2024

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ MINH HỌA HỌC SINH GIỎI

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8


Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề này gồm 02 trang)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM


Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất
nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi
nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi
muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai
đọng trên cành lá.
Và rồi hạt mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ
gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra,
đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những
bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch
thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm
nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm,
trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để
bước lên những con đường mới.
(Theo Hạt giống tâm hồn, Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)
Câu 1(0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo ngôi kể nào? Xác định nội dung chính của
văn bản?
Câu 2 (1,5 điểm):Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu sau: “ . Hạt
mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng
đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...
Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi
muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai
đọng trên cành lá.”
Câu 3 ( 1,0 điểm ) Nếu được lựa chọn, em sẽ là hạt giống nào? Giải thích lí do của
lựa chọn đó?
PHẦN II. VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần “ĐỌC– HIỂU”, em hãy viết một đoạn văn
nêu suy nghĩ của em vì sao phải có ước mơ trong cuộc sống..
Câu 2 (5,0 điểm): “Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách
riêng” (Sóng Hồng).
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Cảnh
Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
HƯỚNG DẪN CHẤM GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI
Năm học 2023-2024
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Hướng dẫn này gồm 05 trang)

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

Câu Nội dung Điểm


- Ngôi kể: Thứ ba 0,25
1 - Nội dung chính: Qua câu chuyện về hai hạt mầm nằm trên mảnh đất màu 0,25
mỡ, văn bản muốn khẳng định ý nghĩa của lối sống biết ước mơ, muốn
cống hiến, dám đương đầu với thử thách để có cuộc sống tươi đệp.
- Biện pháp nghệ thuật: HS có thể chọn một trong những biện pháp tu từ 0,5
sau:
2
* Điệp ngữ: “tôi muốn”
- Tác dụng:
+ Nhằm gây sự chú ý, khẳng định, nhấn mạnh và diễn tả những khát khao,
1,0
ước mơ của hạt mầm thứ nhất.
* Liệt kê:

Muốn lớn lên thật nhanh, muốn bén rễ sâu xuống lòng đất; đâm chồi
nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên; muốn nở ra những cánh
hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân; muốn cảm nhận sự
ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng
trên cành lá.

– > tác dụng: Giúp tăng hiệu quả diễn đạt; nhằm diễn tả các khía
cạnh mong muốn được đầy đủ, rõ ràng, chi tiết hơn đến với người
đọc, người nghe;

* Nhân hóa:

- Sự vật (hạt mầm) biết trò chuyện, xưng hô như người (tôi), biết bộc
lộ suy nghĩ như người (muốn)

– > Tác dụng: Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hình ảnh, giàu sức biểu
cảm, tăng sức thuyết phục cho lời văn. Làm cho câu chuyện hấp dẫn sinh
động, gần gũi, chân thực như câu chuyện của con người.

+ Khẳng định câu chuyện về hai hạt mầm cũng là câu chuyện về con
người và thế giới xung quanh, về cách con người lựa chọn cuộc sống, đó
là một lối sống cống hiến, đam mê hành động,…

=> Từ đó tác giả gửi tới chúng ta bức thông điệp sống phải dám mơ ước,
dám thực hiện, không ngại khó khăn, vất vả để phát triển bản thân và
tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn..
- Học sinh bày tỏ quan điểm, có thể chọn cách sống của hạt mầm thứ nhất,
hoặc cách sống của hạt mầm thứ hai. Tuy nhiên phải có lý giải thuyết
3
phục.
* Gợi ý:
- Em sẽ chọn cách sống của hạt mầm thứ nhất (0,25 điểm).
1,0
- Lý giải (0,75 điểm).

+ Nếu được lựa chọn em sẽ lựa chọn là hạt giống thứ nhất. Vì
trong cuộc sống, em muốn mình luôn là người có cuộc sống tốt
nhất và em không ngại khó khăn để thực hiện những ước mơ
của mình.
Lưu ý: Nếu HS chọn cách sống của hạt mầm thứ 2và lí giải
được chỉ cho tối đa 0,5 đ
+ Chọn hạt mầm thứ hai,vì bản thân em là người nhút nhát,
không tự tin vào bản thân nên chọn cách sống an toàn, sống hèn
nhát, luôn sợ hãi, không dám phát triển bản thân.

PHẦM II. VIẾT (7,0 điểm)


a. Hình thức:
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
0,5
- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
- Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.
b. Nội dung: 1,5
*Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận
*Thân đoạn: 0,25
1. - Giải thích: Niềm tin là sự tin tưởng, khát vọng, là mục đích cao đẹp
Câu 1 của cuộc đời mà con người tha thiết hướng tới và mong ước đạt được.
(2,0 - Nêu sự cần thiết của ước mơ:
điểm) 2. +Ước mơ mang tới cho tâm hồn con người sự tươi mới, cuộc sống
tràn ngập niềm vui, lạc quan, nhiệt huyết, đam mê.
3. + Ước mơ giúp con người có định hướng rõ ràng, tạo động lực để
phấn đấu.
4. + Ước mơ giúp con người vượt qua những giới hạn của bản thân để 1,0
thực hiện lí tưởng và mục đích cao cả. Ước mơ giúp con người sống
lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người,…
5. Những ước mơ lớn lao sẽ đem lại những thành quả lớn lao và có thể
làm nên những điều phi thường…
6. + Nếu không có ước mơ, cuộc sống của con người sẽ tẻ nhạt, nhàm
chán, vô vị.
7.
(HS lấy 1- 2 dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ nội dung trên) 0,25
*Kết đoạn: Khẳng định lại sự cần thiết của ước mơ
Lưu ý:
- Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn để triển khai một khía cạnh của vấn đề.
- HS không lấy dẫn chứng trừ 0,5 điểm cả đoạn.
- Giáo viên trừ 0,5 điểm trong quỹ điểm nếu học sinh viết theo mô hình bài văn thu
nhỏ. (Tuy nhiên nếu HS có ý giải thích thì không trừ điểm)
Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: có mở bài, thân
bài, kết bài.
(5,0 0,25
điểm) b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích bài thơ “Cảnh khuya”
của nhà thơ Hồ Chí Minh chứng minh đây bài thơ có đủ các yếu tố:
họa, nhạc và được chạm khắc theo một cách riêng.
Có nhiều cách viết song HS cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
1. Mở bài 0,5
- Dẫn dắt, trích dẫn ý kiến nêu vấn đề nghị luận
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
a. Giải thích ý kiến:
- Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách
riêng. Các yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hòa quyện trong bài
thơ “ Cảnh khuya”.
0,5
- Thơ là thơ: Thơ trước hết phải là chính nó, nghĩa là phải mang đầy
đủ đặc trưng riêng khác với bất kì loại hình nghệ thuật nào: Truyện,
kịch,...Thơ là phương thức trữ tình, là tiếng nói của tình cảm, cảm
xúc, được thể hiện bằng một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt.
- Thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một lối riêng:
+ Thơ là họa: Họa có nghĩa là hội họa, đặc trưng ngôn ngữ thơ giàu
tính tạo hình, thơ có thể gợi lên trong tâm trí người đọc những hình
ảnh, chi tiết sống động, chân thực như bản thân sự sống vốn có.
+ Thơ là nhạc: Nhạc là âm nhạc. Ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Tính
nhạc của thơ thể hiện ở: thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh
điệu,...
+ Thơ còn là chạm khắc: Khả năng tạo dựng hình khối, đường nét
sinh động, chân thực của ngôn ngữ thơ ca. Ngoài ra chạm khắc theo
một lối riêng cũng có thể hiểu là trong bài thơ tác giả còn tìm tòi,
sáng tạo theo phong cách của mình
0,25
=>Sóng Hồng đã khẳng định tính chất kì diệu của thơ ca: thơ là thơ
nhưng thơ còn có màu sắc, đường nét của hội họa, thanh âm của âm
nhạc và hình khối của chạm khắc. Tuy nhiên, tất cả những biểu hiện
ấy phải được thể hiện theo “ một cách riêng”nghĩa là nhà thơ phải có
phong cách nghệ thuật riêng.
=> Câu nói của Sóng Hồng muốn khẳng định: Tiêu chí của một bài
thơ đó là chất thơ, là họa, là âm nhạc được chạm khắc theo một cách
riêng.
b. Chứng minh:
HS có thể trình bày bài làm theo những cách khác nhau, song cần
đảm bảo những ý cơ bản sau:
* Khái quát: 0,5

- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh


-> Khẳng định: Đọc bài thơ “Cảnh khuya” ta bắt gặp chất thơ, yếu tố
hội họa, âm nhạc được chạm khắc theo một cách riêng được thể hiện
trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh, hình
tượng... của bài thơ
0,75
*Luận điểm 1: “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một
bài thơ đậm chất thơ ( trữ tình)
- Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, có
niêm luật chặt chẽ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, nhịp thơ 4/3, ¾
thường gặp trong thơ thất ngôn …Bài thơ còn khắc họa nhiều hình
ảnh đẹp, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
+ Nghệ thuật: Sáng tạo hình ảnh thơ bằng liên tưởng, tưởng tượng
phong phú, độc đáo, trong bài thơ tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn
các biện pháp nghệ thuật như so sánh, điệp từ, điệp ngữ
.  Bài thơ “ Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng nói
của tình cảm, cảm xúc: thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương
đất nước của nhà thơ. ( Thơ là thơ) 0,75
*Luận điểm 2: Cảnh khuya cũng là bài thơ giầu chất họa, chất
nhạc và chạm khắc theo một cách riêng:( Thi trung hữu nhạc, thi
trung hữu họa )
+ Chất nhạc: âm thanh tiếng suối vào trong thơ Bác mang đậm chất
nhạc ( thi trung hữu nhạc ) HS phân tích câu thơ: “ Tiếng suối trong
như tiếng hát xa” để làm sang tỏ.
+ Chất họa: Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng VB vào đêm khuya
thanh tĩnh đẹp, thơ mộng, giầu sức sống được phác họa có đường
nét, mầu sắc.
HS phân tích các hình ảnh thơ để làm sang tỏ. (trăng lồng cổ thụ,
bong lồng hoa, cảnh khuya như vẽ,…)
+ Chạm khắc theo một lối riêng: với đề tài, thể thơ truyền thống
nhưng bài thơ đã chạm khắc thành công chân dung thi sĩ ( Bác ngồi
đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên, thiên nhiên và con
người hòa quyện tạo nên một bức tranh đẹp;
Bài thơ còn có nét độc đáo rất riêng: cũng đề tài về trăng nhưng
không phải trông trăng nhớ quê như trong thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ,…mà
xuất phát từ lòng yêu nước, thức khuya đề làm việc vì dân vì nước mà
phát hiện ra bức tranh thiên nhiên đẹp. Lòng yêu nước hòa quyện,
thống nhất với tình yêu thiên nhiên, tấm lòng chiến sĩ yêu nước hòa
quyện với tâm hồn thi sĩ. Bài thơ có một kết thúc độc đáo mới lạ …
Hồ Chí Minh đã thổi vào cảnh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để
dựng thành một bức tranh lung linh, sống động. ( HS Phân tích hai
câu thơ cuối )
* Đánh giá, mở rộng:
0,5
- Ý kiến của Sóng Hồng trên hoàn toàn đúng đắn, ý kiến đó đã
khẳng định sức sống và vẻ đẹp của thơ ca.
- Bài thơ “ Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng
là một trong những thi phẩm xuất sắc của nền thi ca cách mạng Việt
Nam.
- Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của
nhà thơ. Mỗi bài thơ là sự kết tinh vốn văn hóa, thể hiện cái nhìn về
cuộc đời và biểu hiện những trạng thái cảm xúc của người sáng tác.
- Để sáng tác được những bài thơ hay, nhà thơ không chỉ cảm xúc
mãnh liệt, chân thành mà còn phải có tài năng trong việc sử dụng từ
ngữ, hình ảnh, thanh điệu, nhịp điệu thật độc đáo để tạo được phong
cách riêng của mình.
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận, giá trị của ý kiến. 0,5

- Bài thơ “ Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong
những thi phẩm sống mãi với thời gian.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt sinh động, sáng tạo. 0,25

------------------- Hết ---------------------

You might also like