591571f4-02be-42e6-aa3b-52c2d75b3223_thuhien

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

TÌM HIỂU MỘT SỐ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Qua quá trình giảng dạy môn và tham khảo một số báo cáo của doanh nghiệp khi tiến
hành phân tích, nhận thấy giữa việc giảng dạy và thực tế rất khác nhau, nhiều nội dung
giảng dạy nhưng hầu như không sử dụng, đề cương môn học cũng đã sử dụng nhiều năm
nên đôi khi không còn phù hợp với thực tế. Do đó, bài viết muốn đề cập nội dung phân
tích tài chính theo hướng mới mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ các giảng
viên nhằm thay đổi nội dung sao cho việc giảng dạy học phần có ý nghĩa và thực tế hơn.

1. Phân tích khái quát một số tình hình tài chính doanh nghiệp
Mục đích: Đánh giá khái quát quy mô tài chính, thực trạng và sức mạnh tài chính, biết
được mức độ độc lập về mặt tài chính qua đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp
Các chỉ tiêu phân tích
-Tổng nguồn vốn
-Tổng luân chuyển thuần (LCT): phản ánh quy mô giá trị sản phẩm, lao vụ và các giao
dịch khác mà doanh nghiệp thực hiện là cơ sở để xác định tốc độ luân chuyển vốn kinh
doanh
LCT= Doanh thu thuần BH&CCDV+ Doanh thu tài chính+ Thu nhập khác
-Lợi nhuận sau thuế (LNst) thể hiện quy mô lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu doanh
nghiệp qua mỗi thời kỳ nhất định
-Dòng tiền thu vào trong kỳ (Tt): Tổng hợp dòng tiền thu vào từ tất cả các hoạt đọng tạo
tiền của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền thu vào từ HDKD, HDDT và HDTC. Phản ánh
quy mô dòng tiền, nếu càng lớn thì năng lực tài chính càng cao.
-Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (LCtt): phản ánh lượng tiền gia tăng trong kỳ từ các hoạt
động tạo tiền. khi doanh nghiệp duy trì và gia tăng được dòng tiền thì cơ hội tăng trưởng
bền vững cao. Được xác định bằng tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của hoạt động
kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
-Hệ số tự tài trợ: Khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài
chính của DN. Trị số càng cao khả năng tự bảo đảm về tài chính càng cao, mức độc lập
về tài chính càng cao và ngược lại. Xác định bằng Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn
-Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Phản ánh khả năng trang trải tài sản dài hạn bằng vốn chủ
sở hữu. Nếu trị số lớn hơn 1, doanh nghiệp có khả năng trang trải, ít gặp khó khăn trong
thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn. Điều này giúp doanh nghiệp tự bảo đảm về tài
chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao do vốn đầu tư chủ yếu vào tài sản ít sử dụng
để sinh lợi. Xác định bằng Vốn chủ sở hữu/ tài sản dài hạn
-Hệ số đầu tư dài hạn: Phản ánh mức độ đầu tư vào tài sản dài hạn trong tổng tài sản,
phản ánh chính sách đầu tư của DN. Hệ số đầu tư tài sản dài hạn xác định bằng (Tài sản
dài hạn-Các khoản phải thu dài hạn)/ tổng tài sản.
-Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Phản ánh khả năng thanh toán của DN trong kỳ
báo cáo. Cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ phải trả
bằng tổng tài sản . nếu > 1 có khả năng thanh toán và ngược lại, nếu gần bằng 1 thì mất
dần khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = tổng tài sản
Nợ phải trả
-Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu trị số gần bằng 1 có đủ khả năng thanh toán,
trị số càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN là càng thấp
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Nợ phải trả
-Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Đánh giá khái quát công tác quản lý, sử dụng vốn
kinh doanh của doanh nghiệp có phù hợp, sử dụng vốn có tốt hay không. Chỉ tieu cho
biết bình quân 1 đồng vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu
được bao nhieu đồng luân chuyển thuần
Hiệu suất sử dụng vốn kinh = Tổng luân chuyển thuần
doanh Tổng tài sản bình quân
-Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA): phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh
nghiệp, cho biết bình quân 1 đơn vị tài sản tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Hệ số sinh lời ròng của TS = Lợi nhuận sau thuế


Tổng tài sản bình quân
-Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) phản ánh khái quát hiệu quả sử dụng vốn chủ của doanh
nghiệp.
Hệ số sinh lời của VCSH = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
2.Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh (biến động tuyệt đối và biến
động tương đối)
Từ những chỉ tiêu trên, phân tích tình hình tài chính tập trung đánh giá các nội dung sau:
+ Đánh giá tình hình huy động vốn
+Đánh giá quy mô tài chính
+Đánh giá mức độ độc lập về tài chính
+Đánh giá khả năng thanh toán
+Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn
+Đánh giá khả năng sinh lời
Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ pt Biến động


Số tiền %
1.Tổng NV
2.Tổng luân chuyển thuần
3.Lợi nhuận sau thuế
4.Tổng dòng tiền thu vào
5.Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
6.Hệ số tự tài trợ
7.Hệ số tự tài trợ TSDH
8.Hệ số đầu tư dài hạn tổng quát
9.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
10.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
11.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
12.Hệ số sinh lời ròng của TS
13.Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
Ví dụ minh họa: Bảng đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty qua 2 năm N và
N+1 như sau: (đvt: ngàn đồng)
Chỉ tiêu N N+1 Biến động
Số tiền %
1.Tổng NV 300.000 450.000 150.000 50
2.Tổng luân chuyển thuần 78.050 80.000 1.950 2,49
3.Lợi nhuận sau thuế 20.566 21.500 934 4,54
4.Tổng dòng tiền thu vào 15.200 18.300 3.100 20,39
5.Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 9.210 12.400 3.190 34,64
6.Hệ số tự tài trợ 2,5 3,41 0,91 36,4
7.Hệ số tự tài trợ TSDH 3,34 3,51 0,07 2,1
8.Hệ số đầu tư dài hạn tổng quát 2,43 2,67 0,24 9,87
9.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,12 1,44 0,32 28,57
10.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,2 1,23 0,03 2,5
11.Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh 0,78 0,96 0,18 23,08
12.Hệ số sinh lời ròng của TS 1,55 2,07 0,52 33,55
13.Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu 1,22 1,76 0,54 44,26
Nhận xét
Qua phân tích nhận thấy trong năm N+1 tình hình tài chính của doanh nghiệp có sự thay
đổi theo chiều hướng tích cực. Tổng nguồn vốn tăng 150.000 tương ứng tỷ lệ tăng 50%
doanh nghiệp không gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Doanh nghiệp có tính chủ
động trong kinh doanh do hệ số tự tài trợ và hệ số tự tài trợ TSDH đều tăng. Không gặp
áp lực trong thanh toán đặc biệt là trong thanh toán nợ ngắn hạn, các trị số thanh toán đều
lớn hơn 1. Hiệu suất sử dụng vốn trong kinh doanh tăng trong năm N+1 chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn hợp lý, tránh tình trạng lãng phí, mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó
hệ số sinh lời từ tài sản và vốn chủ sở hữu cao giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản và vốn
có hiệu quả.
Nhận thấy rằng so với nội dung đang giảng dạy thì việc đánh giá tình hình tài chính thông
qua nội dung trình bày được rõ ràng, cụ thể có sự kết hợp các báo cáo với nhau trong đó
có báo cáo lưu chuyển tiền tệ. trong nội dung mới này tập trung vào một số chỉ tiêu chủ
yếu lược bỏ hết các chỉ tiêu theo nội dung cũ nên cũng gây ra một số hạn chế như chưa đề
cập đến cân bằng tài chính, chưa phân tích sâu các chỉ tiêu như ROA, ROE..ảnh hưởng
đến quá trình nhận xét đánh giá và đưa biện pháp khắc phục.

You might also like