Bước tới nội dung

Theodor Svedberg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theodor Svedberg
SinhTheodor H. E. Svedberg
(1884-08-30)30 tháng 8 năm 1884
Fleräng, Valbo, Gävleborg, Thụy Điển
Mất25 tháng 2 năm 1971(1971-02-25) (86 tuổi)
Kopparberg, Thụy Điển
Quốc tịchThụy Điển
Trường lớpĐại học Uppsala
Nổi tiếng vìsự ly tâm siêu tốc phân tích
Giải thưởngGiải Nobel Hóa học (1926)
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa sinh
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngArne Tiselius

Theodor H. E. Svedberg (30.8.1884 – 25.2.1971) là một nhà hóa học Thụy Điển, đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1926.

Cuộc đời & Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Svedberg là con của Elias Svedberg và Augusta, nhũ danh Alstermark. Ông học tiểu học và trung học tại các trường ở Köping, ÖrebroGöteborg, tốt nghiệp trung học tháng 12 năm 1903, sau đó vào học ở Đại học Uppsala trong tháng 1 năm 1904. Ông đậu bằng cử nhân (nhân văn) năm 1905, bằng thạc sĩ năm 1907 rồi tiến sĩ năm 1908 với bản luận án Studien zur Lehre von den kolloiden Lösungen ("Nghiên cứu lý thuyết về dung dịch colloid).[1] Ông làm amanuens[2] môn hóa học ở Đại học Uppsala từ 1905–1909 rồi docent[3] năm 1907. Từ năm 1909 ông dạy môn hóa lý, và năm 1912 ông được phong chức giáo sư môn này.[4]

Ông nghiên cứu về các colloid chứng minh các lý thuyết chuyển động Brown do Einstein đề xướng cùng với nhà địa vật lý người Ba Lan Marian Smoluchowski. Trong khi nghiên cứu công trình này, ông triển khai kỹ thuật "ly tâm siêu tốc phân tích" (analytical ultracentrifugation), và chứng minh sự có ích của nó trong việc tách các protein thuần từ cái này ra khỏi cái kia.

Đơn vị svedberg (ký hiệu S), một đơn vị thời gian lên tới 10−13 giây hoặc 100 fs, được đặt theo tên ông.

Svedberg kết hôn với Andrea Andreen từ năm 1909–1915. Họ có hai người con: Elias Svedberg và Hillevi Svedberg.

Ngoài giải Nobel Hóa học năm 1926, Svedberg cũng trở thành hội viên các hội khoa học sau:

  • Năm 1913 ông là viện sĩ "Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia" (Thụy Điển) (Kungliga Vetenskapsakademien),[4]
  • Năm 1921 là hội viên "Hội Khoa học Hoàng gia tại Uppsala" (Kungliga Vetenskaps-Societeten i Uppsala)
  • Năm 1922 làm hội viên "Hội Địa văn học Hoàng gia tại Lund" (Kungliga Fysiografiska Sällskapet i Lund).[4]
  • Năm 1944 ông nhận bằng tiến sĩ danh dự khoa Kỹ thuật học của "Viện Kỹ thuật Hoàng gia" (Stockholm) (Kungliga Tekniska högskolan).[5]

Các sách của Svedberg

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Studien zur Lehre von den kolloiden Lösungen (1907), luận án tiến sĩ, Bản mẫu:Libris post
  • Die Existenz der Moleküle (1912)
  • Materien (1912)
  • Arbetets dekadens (1915)
  • Forskning och industri (1918)
  • Strindberg som kemist (1918)
  • The Ultracentrifuge (1940)

Tham khảo & Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nobelprize.org, The Svedberg - Biography, läst ngày 12 tháng 4 năm 2009 Bản mẫu:En ikon
  2. ^ tương đương giáo viên phụ tá ở đại học hoặc cao đẳng
  3. ^ tương đương phó giáo sư (dưới giáo sư, trên giảng viên)
  4. ^ a b c Nordisk familjebok (1918), band 27, sp. 898-900, uppslagsordet Svedberg, The Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Ugglan” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  5. ^ KTH: Hedersdoktorer 1944-2008 Lưu trữ 2010-03-24 tại Wayback Machine, läst ngày 12 tháng 4 năm 2009
  • Stig Claesson; Kai O. Pedersen (1972). “The Svedberg. 1884-1971”. Biographical Memoirs of Fellows of the Royal Society. 18: 594–627. doi:10.1098/rsbm.1972.0022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Kyle, R A (1997). Shampo M A. “Theodor Svedberg and the ultracentrifuge”. Mayo Clin. Proc. 72 (9): 830. PMID 9294529. Đã bỏ qua tham số không rõ |quotes= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]